Xả thải là một trong những hành động gây nên ô nhiễm môi trường, nhất là khi chất thải đó là sản phẩm từ quá tình sản xuất thì tác động tới môi trường sẽ càng nhanh và mạnh hơn do lượng chất thải nhiều và chứa phần lớn các độc tố gây hại. Mới đây, một người đàn ông ở tỉnh Bắc Giang đã để thải ra môi trường lượng chất thải từ quá trình sản xuất mì chính khiến cả đoạn suối nước xung quanh biến thành đen làm nhiều cá chết trắng. Mặc dù người đàn ông này không tự sản xuất mì chính nhưng lại mua chất thải về để bón cây và thải ra khi không còn dùng. Sau khi điều tra, tỉnh Bắc Giang đã xử phạt người này và yêu cầu không tái phạm.
Table of Contents
Nước suối ô nhiễm ở thôn Trại Lán, Bắc Giang
Mới đây, UBND Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với một hộ gia đình về hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước.
Cụ thể, UBND Lục Nam, tỉnh Bắc Giang ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với ông Trần Xuân Sơn (SN 1962), hộ khẩu thường trú ở thôn Ry, xã Vô Tranh (Lục Nam). Về hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước. Mức phạt 12,5 triệu đồng.
Trước đó, theo phản ánh người dân thôn Trại Lán và thôn Đồng Quần, cùng xã Vô Tranh. Phát hiện suối nước chảy qua thôn có màu đen. Mặt nước xuất hiện nhiều bọt trắng, cá bị chết. Điểm khởi đầu xuất hiện hiện tượng này ở khu vực suối gần vườn cây của gia đình ông Trần Xuân Sơn, thôn Đồng Quần. Nước suối ô nhiễm khiến cá chết nổi trắng đoạn suối chảy qua thôn Trại Lán.
Xải thải là nguyên nhân gây ô nhiễm
Nhận được thông tin. Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Lục Nam phối hợp với UBND xã Vô Tranh. Làm việc với ông Trần Xuân Sơn. Qua đó xác định khoảng 21 – 23 giờ ngày 31/5. Ông Sơn cho người dùng máy bơm phân dạng lỏng thường dùng. Để bón cây tại bể chứa không còn sử dụng của gia đình ra suối.
Đây là chất thải thừa trong quá trình sản xuất mỳ chính. Được ông Sơn mua về từ đầu năm 2018 để tưới cây. Do không còn sử dụng. Và cần mặt bằng xây dựng công trình khác. Nên ông Sơn hút, xả chất thải từ bể ra môi trường.
Kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng xác định. Thể tích chất lỏng còn trong bể chứa là 19,08 m3. Thể tích theo dấu mép nước cũ là 31,8 m3. Thể tích đã bơm ra khỏi bể là 12,72 m3.
UBND huyện Lục Nam yêu cầu ông Trần Xuân Sơn cam kết không tái diễn vi phạm.
Vấn đề xả thải đối với môi trường và pháp luật
Trong ba loại ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất. Thì ô nhiễm nguồn nước có tính nghiêm trọng nhất. Do đặc trưng lan truyền và tác động đến môi trường thủy sinh. Các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước chính do nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn. Từ sản xuất công nghiệp, làng nghề, chế biến nông lâm thủy sản; nước thải từ sinh hoạt; nước thải từ sản xuất nông nghiệp..v..v.
Theo Điều 33 nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định: Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường.