Trong kinh tế không thể thiếu vai trò quan trọng của cảng biển, nhất là trong quá trình giao thương, kết nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhưng đi kèm với sự tấp nập đó cũng là lúc những vấn đề về môi trường phát sinh, đặc biệt là khi hoạt động của cảng gắn liền mật thiết với môi trường biển. Do đó, việc song song chú trọng bảo vệ môi trường cũng chính là cách để hoạt động kinh tế ở cảng biển có thể phát triển ổn định và bền lâu. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức được điều này và thực hiện các biện pháp để có một “cảng biển xanh”, Việt Nam cũng đã lên kế hoạch để bắt đầu thí điểm mô hình cảng xanh từ năm 2023.
Table of Contents
Từ sau năm 2030, các cảng biển bắt buộc phải “xanh hóa”
Từ năm 2023, mô hình cảng xanh tại một số cảng biển Việt Nam sẽ bắt đầu được thí điểm. Và đánh giá kết quả thực hiện. Để từ sau năm 2030 sẽ bắt buộc triển khai thực hiện “cảng biển xanh” Trên cơ sở phê duyệt của Bộ GTVT. Cục Hàng hải VN vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án phát triển cảng biển xanh tại Việt Nam.
Cảng xanh là cảng khai thác tập trung phát triển. Dựa trên tiêu chí về tăng trưởng kinh tế xanh theo một kế hoạch dài hạn. Đáp ứng được những nhu cầu hiện tại và tương lai. Cảng biển xanh đại diện cho mô hình phát triển cảng biển bền vững. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của môi trường mà còn làm tăng lợi ích kinh tế của cảng. Do vậy, xây dựng hệ thống cảng xanh tại Việt Nam theo hướng thân thiện với môi trường. Không những đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường. Mà còn giúp các cảng biển hội nhập với quốc tế.
Cảng biển xanh giúp cân bằng giữa môi trường và phát triển kinh tế
Cảng biển xanh tại Việt Nam sẽ được xây dựng trên 6 nhóm tiêu chí chính. Gồm: Nhận thức về cảng xanh; Sử dụng tài nguyên; Quản lý chất lượng môi trường; sử dụng năng lượng; ứng dụng công nghệ thông tin; giảm phát thải; ứng phó với biến đổi khí hậu; nước biển dâng.
Theo ước tính của Cục Hàng Hải Việt Nam. Những dịch vụ liên quan đến vận tải hành khách và hàng hóa tại cảng biển. Đang vận chuyển khoảng 20% lượng chất thải trên toàn cầu đổ ra biển. Cảng càng bận rộn, nguy cơ ô nhiễm ở các cảng đó càng cao. Tạo ra tác động tiêu cực đến môi trường. Những vấn đề môi trường đang đặt ra trong khai thác cảng biển. Thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Hoạt động khai thác cảng biển trên thế giới đang được “xanh hóa”. Theo mô hình cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế.
Mục tiêu của việc xây dựng các cảng biển xanh nhằm kiểm soát các tác nhân gây ô nhiễm. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phòng ngừa tốt các sự cố, rủi ro môi trường. Hạn chế phát thải các chất gây hiệu ứng nhà kính. Giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu”.
Lộ trình thực hiện
Theo lộ trình, từ năm 2021 – 2022. Cơ quan chức năng sẽ tập trung xây dựng. Và ban hành tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chí cảng xanh. Từ năm 2023, mô hình cảng biển xanh tại một số cảng biển Việt Nam sẽ bắt đầu được thí điểm. Và đánh giá kết quả thực hiện.
Giai đoạn 2023 – 2025. Công tác nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến quản lý quy hoạch; đầu tư; xây dựng cảng biển; điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển. Cho phù hợp với các tiêu chí về cảng xanh tại Việt Nam. Cũng sẽ được triển khai.
Trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách. Hỗ trợ các doanh nghiệp. Để thực hiện tiến trình phát triển cảng biển xanh. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Trong hoạt động khai thác cảng biển.
Đến giai đoạn 2025 – 2030. Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiêu chí cảng biển xanh sẽ được xây dựng và ban hành. Công tác triển khai áp dụng tự nguyện tiêu chí cảng xanh ở Việt Nam. Tiến tới đề xuất xây dựng, ban hành quy định áp dụng bắt buộc tiêu chí cảng xanh cho hệ thống cảng biển Việt Nam cũng sẽ được thực hiện ở giai đoạn này.
Dự kiến đến sau năm 2030. Tiêu chí cảng xanh trong quy hoạch, đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cảng biển tại Việt Nam được áp dụng bắt buộc.
Xem thêm các tin tức khác của xbidlive.com.