Suy giáp là một loại bệnh có tình trạng tuyến giáp hoạt động không sản xuất đủ một số hormone quan trọng cho cơ thể. Ảnh hưởng của bệnh là suy giáp làm rối loạn sự cân bằng bình thường của các phản ứng hóa học trong cơ thể. Biểu hiện của bệnh không rõ ràng và ít gây ra các triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Nhưng theo thời gian, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm; tuy có khả năng ngăn ngừa nhưng có trường hợp có thể gây biến chứng và điều trị phức tạp. Sau đây là những thông tin về bệnh để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.
Table of Contents
Nguyên nhân mắc bệnh suy giáp
Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy giáp là:
- Teo tuyến giáp là nguyên nhân phổ biến nhất
- Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto
- Nguyên nhân thứ phát sau điều trị cường giáp
Những nguyên nhân ít gặp hơn là việc thiếu iod trong chế độ ăn hằng ngày hoặc do tình trạng suy giáp bẩm sinh hay thứ phát sau khi bị bệnh ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
Một số triệu chứng phổ biến ở bệnh suy giáp
Một triệu chứng phổ biến của suy giáp là quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, khiến người bệnh bị suy giáp nhạy cảm với thời tiết lạnh và khắc nghiệt. Khoa học đã chứng minh rằng mức độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) của con người cũng tăng vào thời điểm này trong năm. Mức TSH cao có nghĩa là tuyến giáp của bạn không đáp ứng được nhu cầu hormone của cơ thể.
Những người không có tiền sử về vấn đề tuyến giáp cũng chứng kiến sự tăng đột biến nhẹ của hormone này. Mùa lạnh cũng có thể làm cho chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn, đây là một mối lo ngại phổ biến khác liên quan đến chứng suy giáp.
Những biện pháp để phòng ngừa suy giáp
Vì biểu hiện của suy giáp thường không rõ ràng nên phòng ngừa suy tuyến giáp còn gặp nhiều hạn chế. Vì sự thay đổi theo mùa, cần thay đổi chiến lược của mình để quản lý mức độ hormone tuyến giáp và các triệu chứng của nó. Một số cách có thể phòng ngừa suy giáp ở người bệnh như:
Kiểm tra mức độ hormone theo định kỳ
Trước hết, hãy kiểm tra mức độ hormone. Tùy theo tình trạng bệnh mà phải làm xét nghiệm kiểm tra định kỳ hàng tháng. Hoặc sau mỗi 2-3 thán; hoặc ít nhất là mỗi lần trong thời điểm chuyển mùa. Trong thời tiết lạnh, nhu cầu về hormone tuyến giáp của cơ thể chúng ta tăng lên mà tuyến giáp của chúng ta không đáp ứng được một cách tự nhiên. Các bác sĩ thường tăng liều lượng hormone tuyến giáp một chút trong những tháng lạnh hơn.
Thường xuyên tắm nắng có điều kiện
Vào mùa đông, mọi người thường nhốt mình trong nhà, điều này làm cho các triệu chứng trầm cảm của họ thậm chí còn tồi tệ hơn. Ngâm mình trong ánh sáng mặt trời làm tăng mức serotonin và giúp cải thiện chứng Rối loạn Tâm lý theo mùa (SAD). Dành 20 – 30 phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày có thể giúp xua tan mệt mỏi và trầm cảm.
Cần kiểm soát tốt chế độ ăn uống
Trong thời tiết lạnh, mọi người thường có xu hướng sử dụng các đồ uống nóng như cà phê, cacao… tăng lên. Hơn nữa, trầm cảm theo mùa làm tăng cảm giác thèm ăn thực phẩm chế biến sẵn và nhiều carbonhydrat. Điều này có thể khiến người bệnh có bệnh tuyến giáp khó kiểm soát cân nặng. Một người cần phải rất cẩn thận về lựa chọn chế độ ăn uống cho mình. Đồ uống nóng là tốt, nhưng không nên uống quá nhiều. Nên bao gồm nhiều nguồn carbonhydrat lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống.
Sử dụng thực phẩm sinh nhiệt
Để giữ ấm trong mùa lạnh, hãy bổ sung nhiều thực phẩm sinh nhiệt; trong chế độ ăn uống của bệnh nhân. Những thực phẩm này tạo ra nhiệt trong cơ thể khi chúng được tiêu hóa và giúp giữ ấm. Ớt, bơ, chất béo bão hòa từ thịt và bơ, dầu dừa là một số thực phẩm sinh nhiệt. Chúng cũng có thể giúp người bệnh giảm cân.
Cơ thể cần vận động
Đối với người bệnh tuyến giáp, điều quan trọng là phải tập thể dục hằng ngày từ 30 – 40 phút để giữ cho sự trao đổi chất của họ ở trạng thái tốt nhất và kiểm soát các triệu chứng của họ. Nếu không thể ra ngoài trời, có thể thử một số hoạt động trong nhà; như nhảy dây và yoga, thể dục tay không tại chỗ…
Những biện pháp điều trị suy giáp
- Chỉ có một số ít trường hợp suy giáp có nguyên nhân do tai biến. Khi dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm giáp có thể tự hồi phục. Còn lại đa phần các trường hợp suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormon giáp
- Những loại thuốc thay thế hormon tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, nên được sử dụng hàng ngày vì cơ thể cần được cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày
- Nếu liều lượng thuốc quá cao có thể gây nên biến chứng như: căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu. Cần làm các xét nghiệm máu để kiểm tra liều dùng thuốc có nên thay đổi hay không.