Khi nghe đến thuật ngữ “suy tim” chúng ta thường có cảm giác lo lắng, bất an. Thực chất, suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động. Suy tim xảy đến khi tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu bảo đảm cho cho các hoạt động của cơ thể. Người bị suy tim nặng sẽ dễ bị tử vong do những rối loạn nhịp và các đợt suy tim bất chợt. Các bệnh về tim như cao huyết áp, mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim, tim bẩm sinh,… đều có thể dẫn đến bệnh suy tim.
Thật đáng lo ngại khi tình trạng suy tim ngày một gia tăng mạnh mẽ trong cộng đồng. Theo thống kê, có đến 50% ca suy tim tử vong sau 5 năm. Vì thế, nắm vững các kiến thức về bệnh suy tim giúp nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Những chia sẻ của xbidlive.com sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.
Table of Contents
Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lí tim mạch. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống. Tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau.
Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mãn tính. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi từ trẻ đến già. Các hình thái suy tim cũng khác nhau (suy thất trái, thất phải, suy cả hai thất), các cấp độ khác nhau: suy nhẹ, suy vừa và suy nặng.
Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân suy tim
Giai đoạn đầu khi các bệnh tim mạch chuyển suy tim, các dấu hiệu triệu chứng rất khó nhận biết. Vì thế, nhiều người bệnh đã đánh mất cơ hội được chữa trị sớm. Các triệu chứng bệnh suy tim biểu hiện tùy theo mức độ của bệnh. Từ kín đáo đến nặng nề, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình của suy tim. Để giúp người bệnh sớm phát hiện bệnh, Hiệp hội Suy tim Hoa Kỳ (HFSA) đã nghiên cứu và đưa ra 5 dấu hiệu nhận biết suy tim sớm được viết tắt là FACES. Nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây, hãy lập tức đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị phù hợp.
- F – Fatigue (mệt mỏi). Khi tim không bơm đủ máu giàu oxy để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể, cảm giác mệt mỏi sẽ xuất hiện.
- A – Activity limitation (giới hạn các hoạt động). Bạn thường mất khả năng thực hiện các hoạt động bình thường. Bởi bạn dễ cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
- C – Congestion (ứ huyết). Các dịch bị ứ đọng, tắc nghẽn trong phổi có thể khiến bạn ho, khò khè và khó thở.
- E – Edema or ankle swelling (phù hoặc sưng mắt cá chân). Khi tim không còn đủ sức để thu hồi máu từ các chi dưới trở về tim. Dịch cơ thể sẽ tích tụ ở mắt cá chân, chân, đùi và bụng. Hiện tượng này cũng khiến cho cân nặng tăng lên nhanh chóng.
- S – Shortness of breath (khó thở). Dịch ở trong phổi làm cho sự trao đổi khí Oxy và CO2 trở nên khó khăn. Hơn nữa, bạn cũng có thể cảm thấy khó thở hơn khi nằm vì dịch từ bên dưới phổi di chuyển lên phần thân trên.
Lời khuyên
Người bệnh suy tim nên tập thể dục đều đặn vừa sức nhưng cần tránh vận động quá sức. Kiêng rượu bia, các chất kích thích, bỏ thuốc lá, hạn chế muối, đường ở mức thấp nhất. Hạn chế ăn chất béo, tránh bị stress, xúc động mạnh, tránh mất ngủ. Duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm tra cân nặng thường xuyên… Ngoài ra, cần tuân thủ mọi điều trị của bác sĩ, dù khỏe nhiều hay không có triệu chứng cũng không được tự ý dừng thuốc, thay đổi liều lượng hay uống bất kỳ loại thuốc nào khác.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh. Ngoài ra, cũng giúp ngăn chặn các bệnh lý có thể dẫn đến suy tim. Đi khám ngay nếu có các biểu hiện bất thường hoặc khi các dấu hiệu suy tim nặng lên. Đối với suy tim, điều trị càng sớm càng dễ dàng và càng hiệu quả.