Co thắt Dupuytren hay gọi là bệnh co rút cân gan tay. Đây là căn bệnh diễn tiến từ từ qua nhiều năm và vẫn chưa có lý giải cho nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu không đề phòng và phát hiện kịp thời để điều trị thì rất dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sau, đặc biệt là ở nam giới.
Đặc trưng nhận biết của bệnh là tình trạng quá sản bao cân gan tay; và những cấu trúc có liên quan. Bệnh thường ảnh hưởng ngón út và ngón nhẫn, hoặc cả bàn tay của người bệnh. Sau đây là những kiến thức cần biết về bệnh co rút cân gan tay mà bạn cần lưu ý để nhận biết bệnh và điều trị sớm.
Table of Contents
Bệnh co rút cân gan tay là gì?
Co thắt Dupuytren là bệnh gây ra các nốt sần, cục u hoặc bướu nhỏ dưới da ngón tay và lòng bàn tay. Bệnh có thể làm cho các ngón tay của bạn mắc kẹt lại. Bệnh thường xuất hiện ở ngón đeo nhẫn và ngón tay út và gây ra làm cho các khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường, cong và không thẳng hàng.
Đây là một bệnh tương đối thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng quá sản bao cân gan tay và những cấu trúc liên quan làm cho bao cân gan tay bị co thắt và xuất hiện các nốt. Nguyên nhân chưa rõ, nhưng có thể có yếu tố di truyền và thường xuất hiện tiên phát ở những nam giới trên 50 tuổi. Khởi phát có thể cấp tính song đa số thường tiến triển chậm và kéo dài.
Những nguyên nhân gây ra bệnh
Cho đến nay các bác sĩ không biết chính xác điều gì gây ra bệnh co thắt Dupuytren. Không có bằng chứng cho thấy chấn thương tay hay tai nạn nghề nghiệp có liên quan đến các rung động vào tay gây ra tình trạng này. Nhưng có thể có yếu tố di truyền và thường xuất hiện tiên phát ở nam giới trên 50 tuổi.
Nếu ở độ tuổi từ 40 và 60, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh co thắt Dupuytren cao hơn những nhóm tuổi khác. Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới. Tỉ lệ mắc bệnh co rút Dupuytren cao hơn đối với những người nghiện rượu. Và những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính (như xơ gan, đái tháo đường,…). Khởi phát bệnh có thể cấp tính, gây hại cho sức khỏe tuy nhiên đa số thường tiến triển chậm và kéo dài.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh co rút cân gan tay
- Ở giai đoạn sớm, có thể sờ thấy các nốt xơ nằm dọc theo gân gấp, chúng đau tăng khi sờ nắn. Các nốt này thường bị nhầm là mụn cóc hay vết chai.
- Khi bệnh tiến triển, các nốt xơ phát triển; các nhóm sợi xơ dày lên và tạo xơ dính xung quanh gân. Tác động làm các ngón tay gấp vào trong, hạn chế co duỗi. Khiến người bệnh khó cầm nắm đồ vật.
- Co gấp các ngón tay về mặt lòng bàn tay. Đây là giai đoạn muộn của bệnh. Các ngón bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngón út và ngón nhẫn
- Thường thì bệnh không gây đau; nhưng người bệnh có thể thấy khó chịu khi cố gắng cầm nắm đồ vật. Da trên lòng bàn tay có thể bị nhăn lại.
- Mặc dù bất kì ngón nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Những ngón 4 và 5 (Ngón áp út và ngón út) là phổ biến hơn cả. Nếu không điều trị, các ngón tay có thể bị co cứng vĩnh viễn. Lớp cân gan tay có thể bị tổn thương phối hợp.
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, gân hoặc các khớp có thể bị viêm và đau.
Một số biện pháp để điều trị bệnh
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Điều trị phẫu thuật liên quan đến việc phá vỡ các dây chằng trong ngón tay của bạn. Bác sĩ sẽ lựa chọn một số phương pháp điều trị dựa vào mức độ của bệnh:
- Châm cứu: Sử dụng liệu pháp châm cứu để phá vỡ sự co cứng các dây chằng bên ngoài. Bạn có thể lại bị co thắt nhưng vẫn có thể sử dụng châm cứu nhiều lần. Ưu điểm của liệu pháp này là có thể thực hiện nhiều lần và giúp tay bạn phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên châm cứu không thể được sử dụng trên mọi chỗ co thắt.
- Tiêm collagen: Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện tại cơ sở y tế. Chất collagenase được tiêm vào dải xơ. Sau đó dải xơ sẽ bị đứt thông qua việc duỗi thụ động ngón tay. Quy trình duỗi thụ động ngón tay được thực hiện tại thời điểm 24, 48 hoặc 72 giờ sau tiêm.
- Tiêm Corticoid: có thể cải thiện kích thước của nốt cục ở một số bệnh nhân Dupuytren. Nếu tiêm ở giai đoạn sớm của nốt cục khi chưa co rút khớp có thể ngăn tiến triển bệnh. Tuy nhiên, chúng không hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân và tái phát lên tới 50%. Tiêm corticosteroid có thể dẫn đến teo mỡ, thay đổi màu da và có khả năng gây đứt gân.
- Phẫu thuật: giúp loại bỏ các mô cơ, nhưng liệu pháp này cần phải được thực hiện; ở giai đoạn sau khi xác định mô tủy. Thỉnh thoảng, phương pháp này có một số khó khăn nếu loại bỏ cơ mà không loại bỏ phần da kèm theo. Nhược điểm của phẫu thuật là thời gian phục hồi lâu và đòi hỏi phải sử dụng vật lý trị liệu để vận động tay đủ và đúng chức năng.