Bệnh thủy đậu hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh trái rạ. Đây là bệnh dễ lây truyền, tỷ lệ lây nhiễm rất cao lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Một khi xuất hiện, bệnh rất dẽ bị lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt có thể thành dịch. Ở một số nơi tập trung trẻ như trường học hay nhà trẻ, tình trạng này dễ bị lây lan hơn. Chính đặc tính dễ lây nhiễm này mà nếu không kiểm soát kịp thời thì việc kiểm soát càng khó khăn hơn, bệnh càng lan nhanh.
Chính vì vậy mỗi bản thân cần phải trang bị kiến thức để xử lý nhanh và kịp thời. Hiểu rõ được căn bệnh này như thế nào? Diễn biến bệnh ra làm sao? Bện có thực sự khỏi hẳn hay không? Nào, hãy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Table of Contents
Điều cần biết về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên. Bệnh có khả năng lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền. Tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học. Bệnh có thể được chưa khỏi hoàn toàn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Thủy đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng. Bệnh thường diễn biến lành tính và có thể chữa trị khỏi hẳn mà không để lại hậu quả nghiêm trọng. Ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng. Điển hình như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.
Dấu hiệu cho thấy bệnh thực sự khỏi hẳn?
Thủy đậu là một bệnh lành tính không quá nguy hiểm nhưng lại rất dễ lây nhiễm cho người khác và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Và đặc biệt, nếu không chăm sóc cẩn thận trong thời điểm phát ban và khi ban thủy đậu bắt đầu đóng vảy thì có thể khiến da bị nhiễm trùng và để lại sẹo lõm, rỗ trên da. Chúng ta cần phải quan sát thật kĩ những dâu hiệu của người bệnh. Phân biệt rõ là bệnh nhân còn triệu chứng của bệnh hay không để dưa ra phương án xử lí phù hợp. Sau đây là một số dấu hiệu thủy đậu mà các bạn nên tìm hiểu thêm.
Các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu bao gồm:
- Các mụn mủ bắt đầu vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy, chu kỳ này lặp lại liên tục trong 5 – 7 ngày thì ngừng hẳn. Tất cả các mụn nước khô lại, đóng vảy rồi bong ra. Sau đó, bề mặt da không hề xuất hiện thêm mụn nước mới nào.
- Bệnh nhân không còn cảm giác người ngứa ngáy, đau rát. Không xuất hiện tình trạng nóng lạnh thất thường hay phát sốt nữa.
- Dấu hiệu rõ nhất là các mụn nước đã se lại thành những chấm đen, khô đặc.
- Da bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục và tái tạo. Khi đó, người bệnh có cảm giác hơi ngứa vì các vùng đóng vảy kéo da non.
Bệnh thủy đậu thường diễn biến trong bao lâu thì hết?
Nếu như chỉ quan sát bằng mắt thường thì bệnh thủy đậu kéo dài trong khoảng từ 7 – 12 ngày. Nhưng thực tế thì để thủy đậu khỏi hoàn toàn phải mất đến từ 20 – 25 ngày. Bởi bệnh trải qua nhiều giai đoạn và mất thời gian. Các biểu hiện hiện như nổi mẩn đỏ, sốt, xuất hiện mụn nước chỉ nằm ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của bệnh mà thôi. Cần theo dõi xát xao bệnh và tiến triển của bệnh.
Bệnh thủy đậu có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 10 – 14 ngày mà không có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể.
- Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng có thể nhận biết bằng mắt thường như nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, chán ăn…
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 12 – 24h với sự xuất hiện nhanh chóng của các mụn nước.
- Giai đoạn hồi phục: Từ 5 – 10 ngày tùy vào thể trạng của từng người. Dựa vào chế độ ăn uống, kiêng khem và chăm sóc của người bệnh.
Biểu hiện của người khỏi bệnh thủy đậu
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh thủy đậu có thể tự quan sát khi bệnh nhân có dấu hiệu khỏi bệnh. Dấu hiệu đó là khi các nốt thủy đậu khô đi, có màu đen hoặc nâu sẫm và không xuất hiện thêm một mụn nước nào mới. Các nốt vảy này sẽ tự bong sau 1 tuần và để lại vùng da màu hồng nhạt. Ở trẻ em, bệnh sẽ không để lại sẹo. Còn ở người lớn, nếu không được chăm sóc cẩn thận thì nguy cơ da bị thâm sẹo rất cao. Đặc biệt là khi các mụn nước bị nhiễm khuẩn, khả năng để lại seo trên da là rất lớn.
Khi các mụn nước se lại thành các nốt đen cứng chứng tỏ bạn đã khỏi bệnh thủy đậu. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể ra ngoài, vui chơi, học tập làm việc bình thường. Khi đó, bạn không còn khả năng lây bệnh cho người khác nữa. Đến khi các nốt đen này bong ra thì bạn đã có thể yên tâm là bệnh đã khỏi. Bây giờ bạn chỉ cần chăm sóc da cẩn thận để không để lại các sẹo trên da.
Sau khi bệnh, chăm sóc bề mặt da như thế nào?
Nhiều người vì muốn nhanh chóng tạm biệt các chấm đen “đáng ghét” của bệnh thủy đậu mà dùng nước muối sinh lý làm mềm vả rồi bóc chúng ra khỏi bề mặt da. Cũng có những trường hợp người bệnh cảm giác hơi ngứa vì kéo da non mà đã tay gãi khiến các nốt vảy bong đi. Tuy nhiên, điều này tuyệt đối không nên. Chúng ta cần phải lưu ý, vì lúc này các vảy thủy đậu vẫn còn dính chắc, bóc đi thì nguy cơ để lại seo là rất cao.
Để đảm bảo không để lại sẹo, khi các mụn nước bong ra, người bệnh nên nhanh chóng bôi thuốc xanh methylen. Không dùng thuốc đỏ, penicillin, tetracyclin trong trường hợp này. Ngoài ra, nếu bị sốt thì không dùng thuốc hạ sốt Aspirin. Khi các chấm đen do thủy đậu để lại bong ra, người bệnh chỉ cần bôi kem nghệ là ổn. Sau từ 2 – 3 ngày thì dùng nghệ tươi để đắp lên các nốt thủy đậu nhất là vùng da mặt. Điều này sẽ giúp cho các vết thâm thủy đậu biến mất nhanh chóng.
Bênh có tái phát không?
Bệnh thủy đậu có tái phát lần 2 không là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Thực tế, một người có thể bị virus thủy đậu tức virus varicella-zoster tấn công nhiều lần nhưng chỉ gây ra căn bệnh này một lần trong đời. Tuy nhiên, tỏng một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể tái lại căn bệnh này 2 lần. Lí do chính là dó người bệnh có hệ miễn dịch suy yếu.
Rất hiếm các trường hợp bị thủy đậu mà vẫn tái phát. Lý do lúc này cơ thể đã tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus gây bệnh thủy đậu thường đi sâu vào rễ thần kinh và ẩn nấp sau tại đó. Đợi đến lúc hệ miễn dịch suy yếu chúng sẽ hoạt động trở lại gây ra bệnh zona. Đây cũng chính là lý do mà có khoảng 10% người mắc bệnh zona thường có tiền sử mắc thủy đậu. Theo thống kế, số người mắc bệnh thủy đậu lần 2 chiếm từ 10 – 20%. Cũng tương tự như việc tiêm ngừa thủy đậu, không phải tất cả các trường hợp đã chích ngừa là có thể phòng chống bệnh. Mặc dù hiếm nhưng vẫn có những trường hợp mắc phải thủy đậu mặc dù chích ngừa.
Các phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
Bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. Mặc dù thủy đậu hầu như chỉ xuất hiện một lần trong đời, nhưng vẫn có những người có nguy cơ mắc bệnh lần 2. Do đó việc cần làm lúc này là phải biết cách phòng ngừa, trang bị kiến thức phòng tránh bệnh. Biện pháp phòng ngừa thủy đậu cần được thực hiện chủ động và kịp thời.
- Nên tiêm phòng bệnh thủy đậu, khoảng 70 – 90% số người được tiêm vắc xin sẽ miễn dịch hoàn toàn với bệnh. Số còn lại nếu vẫn bị thì bệnh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn với các triệu chứng nhẹ.
- Nếu đã mắc thủy đậu hoặc được chẩn đoán mắc thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa. Nếu muốn nâng cao khả năng phòng bệnh và để yên tâm hơn thì cũng có thể đi tiêm phòng.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, vùng bệnh để tránh lây lan.
- Khi dịch bùng phát, cần thường xuyên vệ sinh tắm rửa bằng xà phòng, súc miệng bằng nước muối sinh lý và dọn dẹp nơi ở sạch sẽ.
- Những trường hợp mắc thủy đậu thì nên được cách ly điều trị để tránh lây lan.
Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ bị nahr hưởng nghiệm trọng khi không được chăm sóc. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời và chăm sóc tỉ mỉ, người bệnh sẽ gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, khi có các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu, nên cẩn thận và có biện pháp xử lý phù hợp để không để lại sẹo trên da.
Xem thêm tại: Bệnh& Thông tin bệnh