Khoai tây là một loại thực phẩm giàu carb cung cấp vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật lành mạnh. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả.
Khoai tây là loại củ mọc ngầm trên rễ của cây khoai tây, tên tiếng anh là Solanum tuberosum. Cây này thuộc bộ Ca, họ hàng với cây cà chua và cây thuốc lá. Khoai tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sau đó du nhập vào châu Âu vào thế kỷ 16 và hiện được trồng với vô số giống khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài ra, khoai tây là một loại củ đa năng, giá thành tương đối rẻ, dễ trồng, dễ chăm sóc và có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nhiều hộ gia đình ở Việt Nam đã chọn khoai tây làm món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày.
Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về dinh dưỡng và lợi ích của khoai tây nhé!
Table of Contents
Giá trị dinh dưỡng của khoai tây
Khoai tây nấu chín ở trạng thái còn nguyên vỏ là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ví dụ như vitamin C hoặc kali.
Trong khoai tây chiếm phần lớn là nước. Ngoài ra các thành phần chủ yếu của khoai tây bao gồm carbs, protein và một lượng chất xơ vừa phải. Đặc biệt khoai tây hầu như không có chất béo.
Các chất dinh dưỡng có trong 2/3 cốc (100 gram) khoai tây luộc/ nấu chín còn nguyên vỏ là:
- Nước: 77%
- Calo: 87
- Protein: 1,9 gram
- Carbs: 20,1 gram
- Đường: 0,9 gram
- Chất xơ: 1,8 gram
- Chất béo: 0,1 gram
Những lợi ích sức khỏe đến từ khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm phổ biến và quen thuộc trong nhiều món ăn. Không chỉ có hương vị thơm ngon và giá thành rẻ; khoai tây còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Khoai tây rất giàu dinh dưỡng
Khoai tây là nguồn dinh dưỡng dồi dào với nhiều vitamin và khoáng chất. Một củ khoai tây nướng nguyên vỏ (~173g) có thể cung cấp 161 calo, 0.2g chất béo, 4.3g chất đạm, 3.8g chất xơ, 28% RDI vitamin C (RDI: nhu cầu dinh dưỡng mà cơ thể cần trong một ngày) cùng một số khoáng chất khác như kali, mangan, magie, photpho.
Hàm lượng dinh dưỡng của khoai tây có thể thay đổi theo cách chế biến. Ví dụ, khoai tây chiên cung chấp nhiều calo và chất béo hơn khoai tây nướng.
Mặt khác, vỏ khoai tây cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do vậy, gọt vỏ khoai tây có thể làm mất đi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng vốn có của chúng.
Rất giàu chất chống oxy hóa
Khoai tây chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như flanovoids, carotenoids và axit phenolic. Những hợp chất này có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Theo Healthline, sự tích tụ các gốc tự do có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Giúp hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Khoai tây chứa một loại tinh bột đặc biệt được gọi là tinh bột kháng. Loại tinh bột này không bị cơ thể hấp thụ hoàn toàn, thay vào đó, nó trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho các lợi khuẩn trong đường ruột.
Ngoài ra, loại tinh bột kháng này còn làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó hỗ trợ quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.
Làm cải thiện hệ tiêu hóa
Tinh bột kháng trong khoai tây còn có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Sau khi trở thành nguồn thức ăn cho các vi khuẩn có lợi, loại tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành axit béo mạch ngắn butyrate.
Axit butyrate có thể giảm triệu chứng đau do viêm đại tràng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng. Không những vậy, loại axit này còn hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng và viêm ruột thừa.
Khoai tây không chứa gluten
Chế độ ăn kiêng không chứa gluten là một trong những chế độ dinh dưỡng rất phổ biến. Đây là chế độ ăn loại bỏ những thực phẩm chứa nhiều gluten như lúa mì, lúa mạch cùng một số loại ngũ cốc.
Do không chứa gluten, khoai tây được coi là lựa chọn tuyệt vời đối với những người đang thực hiện chế độ giảm cân này.