Siêu máy tính Fugaku được RIKEN và Fujitsu Limited hợp tác phát triển dựa trên công nghệ Arm®, đã một lần nữa chiếm vị trí hàng đầu trên các bảng xếp hạng máy tính hiệu suất cao. Bao gồm cả danh sách Top 500 với số điểm cao hơn nhiều so với á quân. Các bảng xếp hạng khác là HPCG (bảng xếp hạng các siêu máy tính chạy các ứng dụng trong thế giới thực); HPL-AI (xếp hạng các siêu máy tính dựa trên khả năng hoạt động của chúng đối với các tác vụ thường được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo); Graph 500 (xếp hạng các hệ thống dựa trên tải trọng dữ liệu). Nó cũng đạt điểm số cao nhất cho đến nay trên bảng xếp hạng Graph 500.
Để biết thêm thông tin chi tiết về siêu máy tính Fugaku, hãy cùng xbidlive.com theo dõi ngay tại bài viết bên dưới nhé.
Table of Contents
Fugaku – Siêu máy tính nhanh nhất thế giới
Siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản đã đánh bại các đối thủ từ Trung Quốc và Mỹ để trở thành siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Fugaku do Fujitsu và viện nghiên cứu quốc gia Riken của Nhật Bản phát triển. Siêu máy tính này đạt số điểm 442 petaflop; hay 442 triệu tỷ phép tính trong một giây. Fugaku cũng đứng đầu ba hạng mục khác bao gồm hiệu suất xử lý AI và năng lực xử lý dữ liệu lớn (big data).
Với năng lực tính toán vượt trội, Fugaku bỏ xa vị trí thứ hai là siêu máy tính Summit của IBM với 148 petaflop. Kết quả do một hội đồng gồm các chuyên gia quốc tế biên soạn; được công bố tháng 6 và tháng 11 hàng năm.
Fugaku là sự kế thừa của siêu máy tính K từng đứng đầu năm 2011. Hệ thống trị giá 130 tỷ yên (1,22 tỷ USD) đã đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 3. Mục tiêu của siêu máy tính này là nghiên cứu phát triển dược phẩm và phân tích dữ liệu lớn. Trong khi đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng đang lên kế hoạch sử dụng Fugaku để giúp các nhà sản xuất ô tô phát triển các cấu trúc xe có khả năng đàn hồi cao hơn bằng cách sử dụng AI để nghiên cứu các tác động va chạm.
Fujitsu dùng siêu máy tính để xử lý Covid-19
Theo Riken, Fugaku có thể hỗ trợ nghiên cứu và phân tích bất kỳ lĩnh vực nào một cách dễ dàng. Trong tháng này, Fujitsu đang sử dụng tính năng mô phỏng của Fugaku để tạo ra một loại hóa chất dùng xử lý Covid-19.
Dù Nhật Bản đã quay lại vị thế dẫn đầu với Fugaku; cuộc chạy đua về siêu máy tính thực tế hiện nay chỉ diễn ra “song mã” giữa Mỹ và Trung Quốc. Cả hai nước có ý định sử dụng siêu máy tính không chỉ cho mục đích công nghiệp; mà còn cho nghiên cứu quân sự. Bao gồm cả việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Trong đó, Mỹ hiện nghiên cứu siêu máy tính thế hệ tiếp theo; với khả năng tính toán tới 1.000 petaflop; nhanh hơn gấp đôi so với Fugaku. Hiện cả Mỹ và Trung Quốc đều đang chạy đua sản xuất siêu máy tính đạt cảnh giới “exascale”; tức là có thể tính một tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Mỹ được cho là đang thực hiện Dự án Điện toán Exascale; dự kiến hoàn thành năm 2021.
Trong khi đó, Trung Quốc thậm chí còn mạnh tay hơn với ba cỗ máy tốc độ tương tự đặt tại Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ hàng hải quốc gia Thanh Đảo, Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thiên Tân (dự kiến hoàn thành năm nay) và Trung tâm Siêu máy tính quốc gia Thâm Quyến (dự kiến hoàn thành năm 2022). Tuy vậy, những dự án này vẫn được giữ bí mật.
Thông tin thêm về siêu máy tính và Fujitsu
Siêu máy tính (supercomputer) là những hệ thống máy tính khổng lồ. Có sức mạnh tính toán cao gấp hàng triệu lần máy tính thông thường; có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp nhất thế giới. Chúng được ứng dụng vào hầu hết lĩnh vực. Như mô phỏng các vụ thử tên lửa hạt nhân, dự báo thời tiết; nghiên cứu khí hậu, kiểm tra sức mạnh mã hóa của máy tính…
Fujitsu là công ty công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) hàng đầu của Nhật Bản; cung cấp các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ. Khoảng 130.000 người Fujitsu hỗ trợ khách hàng tại hơn 100 quốc gia. Công ty sử dụng kinh nghiệm của mình và sức mạnh về CNTT-TT để cùng khách hàng định hình tương lai của xã hội. Fujitsu Limited (TSE: 6702) đã báo cáo doanh thu hợp nhất là 3,9 nghìn tỷ yên (35 tỷ USD) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020.