Thận là một cơ quan rất quan trọng, là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Hội chứng thận hư được hiểu là một hội chứng lâm sàng và sinh hóa. Chúng xuất hiện khi có tổn thương ở cầu thận nguyên nhân do nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau gây nên. Đặc trưng của bệnh bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn các lipid máu và có thể tiểu ra mỡ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng thoát protein niệu sẽ kéo dài và gây ra những bệnh lý, biến chứng nguy hiểm.
Table of Contents
Triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân mắc hội chứng thận hư
Phù : phù tăng nhanh trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Bệnh nhân dễ dàng nhận biết bằng sự tăng cân.
- Ở người lớn, cân nặng có thể tăng từ 20 – 30kg.
- Bệnh nhân có thể phù mặt, đặc biệt là phù mi mắt rồi xuống chi dưới, bụng và bộ phận sinh dục.
- Phù thường biểu hiện rõ ở vùng thấp của cơ thể, ấn vào chỗ phù có cảm giác mềm, lõm và không gây đau. Có thể có dịch trong ổ bụng. Thấy dịch ở màng phổi một bên hoặc hai bên.
- Trường hợp phù nặng, có thể có cả dịch ở màng ngoài tim
Tiểu ít:
- Bệnh nhân chỉ có lượng nước tiểu thường dưới 500ml/ngày, có khi chỉ còn 200 – 300ml khi bệnh nhân phù nhiều.
- Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, kém ăn hoặc có tăng huyết áp kèm theo.
Những đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng thận hư
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý làm tổn thương thận như: tiểu đường, lupus, thoái hóa dạng bột, bệnh cầu thận sang thương tối thiểu và các bệnh lý thận khác.
- Bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng thận hư như: thuốc chống viêm không steroid và thuốc kháng sinh
- Bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ của hội chứng thận hư bao gồm: HIV, viêm gan B, viêm gan C và bệnh sốt rét.
- Người nghiện thuốc (như heroin, đối với bệnh xơ hóa cầu thận khu trú từng đoạn)
- Dùng và lạm dụng thuốc giảm đau kéo dài
- Tiền sản giật
Bệnh lý và những biến chứng của hội chứng thận hư
- Tràn dịch đa màng: dịch trong cơ thể sẽ len lỏi khắp nơi gây ra hiện tượng phù, sau đó là tràn dịch đa màng bao gồm cổ trướng (tràn dịch màng bụng), tràn dịch màng tinh hoàn, phổi, thậm chí là tim.
- Nhiễm trùng: Điều trị thận hư bằng corticoid và thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày sẽ gây nhiễm trùng nặng, khó kiểm soát.
- Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu: Protein trong máu giảm khiến gan phải tăng cường chức năng tổng hợp lipoprotein để bù đắp khiến cho lipid huyết tăng.
- Tắc mạch: khi Albumin máu giảm nặng sẽ dẫn đến tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mặn tính.
- Suy thận cấp hoặc mạn tính: Hội chứng thận hư khiến cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Đặc biệt là Albumin máu làm suy giảm chức năng thận. Đây là biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của căn bệnh này. Nếu trầm trọng người bệnh có thể phải chạy thận hoặc thay thế thận.
- Đái máu đại thể hoặc vi thể: Tình trạng nước tiểu có máu nâu hoặc đỏ; có thể nhìn thấy máu khi đi tiểu do chấn thương. Đái máu gặp ở hội chứng thận hư thể không đơn thuần.
- Suy dinh dưỡng: Do lượng protein bị mất quá nhiều qua nước tiểu. Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể ngày càng suy kiệt.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh
- Để phòng bệnh, bệnh nhân không được tự ý dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Người bệnh cần phòng tránh nhiễm lạnh đường hô hấp trên, các bệnh viêm da.
- Bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc, hoặc uống giảm liều thuốc, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc.
- Có một chế độ ăn uống hợp lý, không uống bia, rượu; không hút thuốc lá; ăn ít thịt, giảm mỡ và tăng cường rau quả.
- Bệnh nhân tránh lao động quá nặng nhọc.
- Phòng tăng huyết áp, nếu bị tăng huyết áp cần phải điều trị và kiểm soát huyết áp.
- Điều trị sỏi tiết niệu và hạn chế dùng muối; đề phòng nhiễm khuẩn tiết niệu và điều trị kịp thời viêm nhiễm tiết niệu.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Sức khỏe