Thay vì việc thử nghiệm thuốc trên động vật giống như trước kia, các nhà nghiên cứu ở Đại học Hebrew đã tìm ra giải pháp thay thế đó là tạo ra chip mô phỏng nội tạng người. Nhóm nghiên cứu cho rằng chip có khả năng mô phỏng chính xác cơ thể người hơn nhiều so với các loài động vật.
Do đó công nghệ này giúp thể nâng cao tỉ lệ thành công trong quá trình phát triển thuốc. Quá trình đưa một loại thuốc đến lúc thử nghiệm lâm sàng thường mất 4 – 6 năm, vì vậy điều này tiêu tốn hàng triệu USD và cũng lấy đi sinh mạng của hàng trăm loài động vật. Công nghệ chip mô phỏng cơ thể người sẽ rất hữu ích cho con người trong việc thử thuốc trong tương lai.
Table of Contents
Chip mô phỏng nội tạng người của Israel
Ý tưởng về công nghệ nội tạng trên chip đã có từ 30 năm trước. Nhưng nhóm các nhà khoa học Israel là những người đầu tiên thành công. Tạo ra phương pháp điều trị vận dụng khả năng của chip. Loại bỏ hoàn toàn việc thử nghiệm động vật.
Các nhà khoa học dùng chip để thử nghiệm hai loại thuốc. Nhằm giải quyết vấn đề gan nhiễm mỡ mà một số bệnh nhân ung thư gặp phải. Họ đang đệ trình phát minh để được cấp bằng sáng chế và chờ được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận.
Giáo sư Yaakov Nahmias – người đứng đầu nhóm nghiên cứu tuyên bố với The Times of Israel: “Theo hiểu biết của chúng tôi, đây là lần đầu tiên một loại thuốc đạt đến bước này mà không cần thử nghiệm trên động vật. Bằng cách sử dụng công nghệ “nội tạng trên chip””.
Theo ông, giải pháp thay thế cho thử nghiệm động vật sẽ giúp phát triển thuốc nhanh hơn. Đồng thời an toàn và hiệu quả hơn. Quá trình đưa một loại thuốc đến thời điểm thử nghiệm lâm sàng thường mất từ 4 – 6 năm. Tiêu tốn hàng triệu USD và lấy đi sinh mạng của hàng trăm loài động vật. Ông cho biết: “Chúng tôi đã làm việc này trong 8 tháng với chi phí rất thấp. Và không cần con vật nào”.
Thử thuốc ung thư lên chip mô phỏng cơ thể người
Nahmias, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Sinh học Cỏ của Đại học Hebrew. Đưa ra vấn đề cần giải quyết cisplatin – một loại thuốc ung thư phổ biến. Đây là nguyên nhân gây ra sự tích tụ chất béo trong thận.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi “cho” cisplatin vào “con chip mô phỏng” cùng với empagliflozin – thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Được thiết kế để hạn chế sự hấp thụ đường trong thận. Kết quả cho thấy thuốc điều trị tiểu đường đã làm giảm sự tích tụ chất béo.
Nahmias đã tìm hiểu xem liệu có bất kỳ nghiên cứu thực tế nào chứng minh cho phát hiện của mình hay không và nhận thấy rằng những bệnh nhân ung thư dùng cisplatin, đồng thời dùng empagliflozin cho bệnh tiểu đường ít bị tích tụ chất béo trong thận hơn. Kết quả đã được kiểm chứng trên 247 bệnh nhân.
Nahmias cho rằng đây là một bước đột phá trong công nghệ nghiên cứu và phát triển thuốc. “Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng biết được xe của mình bị xẹp lốp hay rò rỉ dầu. Lúc này bảng điều khiển của chúng ta sáng lên.
Vì các cảm biến đã được đặt ở tất cả những vị trí có thể xảy ra sai sót trên xe. Khi chiếc xe xảy ra lỗi, chúng ta chỉ cần kết nối nó với một máy tính. Sau đó dễ dàng nhận ra lỗi sai. Hãy tưởng tượng điều tương tự, nhưng đối với cơ thể con người. Nghiên cứu này có vẻ trở nên thực tế hơn”