Methanol trong rượu là một chất cực độc và bạn có thể không biết. Bởi khi hóa chất này vào cơ thể, Methanol sẽ chuyển hóa thành các axit có độc tính cao và gây tổn thương tế bào. Đặc biệt ở các bộ phận quan trọng như: Mắt, não, gây mù và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Những người mang bệnh và bác sĩ có thể chỉ chú ý đến ngộ độc kiểu Ethanol, ngộ độc rượu lúc đầu và dễ bỏ sót giai đoạn ngộ độc trầm trọng thực sự về sau của chất Methanol này. Bài viết sau đây của xbidlive.com sẽ mang đến cho bạn những thông tin về chứng ngộ độc này.
Table of Contents
Methanol là gì?
Với kiến thức cơ bản về hóa học, bạn sẽ biết rượu mà thường ngày mọi người vẫn dùng để uống là ethanol (công thức hóa học là C2H5OH). Và có một chất lỏng khác giống rượu về mọi mặt, đó là methanol (công thức hoá học là CH3OH hay CH4O, thường viết tắt là MeOH).
Tuy nhiên, khác với ethanol được lên men và chưng cất từ tinh bột như ngũ cốc, các loại củ có chứa tinh bột hoặc đường (còn gọi là cồn thực phẩm), là nguyên liệu chính trong thức uống có cồn, nước hoa…Thì methanol lại được lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp
Một dung môi để hòa tan các nguyên liệu sản xuất chất tẩy rửa sơn, mực in máy photo, chất rửa kính xe…(còn gọi là cồn công nghiệp). Methanol là một chất gây độc mạnh và không được phép dùng làm rượu thực phẩm như ethanol.
Nguyên nhân nào gây nên ngộ độc Methanol?
Khi được đưa vào cơ thể, Methanol dễ dàng được hấp thu qua ruột, da, phổi của người. Và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 30 – 60 phút. Hóa chất này được phân bố rộng rãi vào các chất dịch của cơ thể; với thể tích phân phối là 0,6 lít/kg. Được chuyển hóa chậm và thất thường ở gan.
Khoảng 3% lượng methanol đưa vào cơ thể được đào thải qua phổi; hoặc đào thải nguyên vẹn không thay đổi qua nước tiểu. Bản thân Methanol mang độc tính thấp. Song khi vào cơ thể, chúng sẽ bị oxy hóa thành phóc-man-đê-hít (formaldehyde). Chất này sau đó tiếp tục bị oxy hóa thành axit pho-míc (formic acid). Chính axit pho-míc là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc methanol.
Nó phá vỡ chức năng tế bào, làm ngưng trệ khả năng chuyển hóa năng lượng. Khiến năng lượng bị tích tụ mà không thể giải phóng. Tích tụ axit pho-míc trong võng mạc gây tổn thương võng mạc. Tổn thương thần kinh thị giác, dẫn đến mù lòa. Axit pho-míc còn gây tổn thương não bộ, có thể dẫn đến tử vong. Theo đó, chỉ cần 10ml methanol trộn vào đồ uống là đủ để gây ra mù vĩnh viễn; 30m methanol (1 ngụm) có thể gây chết người.
Triệu chứng của ngộ độc
Các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng và bệnh nhân có uống ethanol hay không (nếu có triệu chứng xuất hiện chậm hơn).
Thường có hai giai đoạn, giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bỏ qua hoặc trẻ nhỏ không được phát hiện.
- Thần kinh: methanol là chất ức chế thần kinh trung ương, tương tự ngộ độc ethanol nhưng ở mức độ nhẹ hơn, gây an thần và vô cảm. Bệnh nhân khi đến viện thường còn tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt. Khi ngộ độc nặng có thể có xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não.
- Mắt: Lúc đầu nhìn bình thường, sau đó 12 -24 giờ nhìn mờ, nhìn đôi, cảm giác như có mây che trước mắt, sợ ánh sáng, ám điểm, đau mắt, song thị, ám điểm trung tâm, thu hẹp thị trường, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị (ánh sáng chói, các chấm nhảy múa, nhìn thấy đường hầm…).
- Các di chứng thần kinh: rối loạn ý thức, hôn mê, hội chứng parkinson, thiết hụt nhận thức. Viêm tuỷ cắt ngang, bệnh lý đa dây thần kinh, teo đĩa thị giác, giả liệt vận nhãn.
- Tim mạch: giãn mạch, tụt huyết áp và suy tim.
- Hô hấp: thở yếu, ngừng thở; thở nhanh, sâu nếu có nhiễm toan chuyển hóa.
- Tiêu hoá: viêm dạ dày xuất huyết, viêm tuỵ cấp biểu hiện đau thượng vị, nôn, ỉa chảy. Ngộ độc trung bình hoặc nặng có thể thay đổi chức năng gan.
- Thận: suy thận cấp, biểu hiện tiểu tiện ít, vô niệu; nước tiểu đỏ hoặc sẫm màu nếu có tiêu cơ vân. Có thể đau lưng, thân mình, cứng gáy (giống xuất huyết màng não); cứng cơ, da có thể lạnh, vã mồ hôi.
Những biện pháp để phòng ngừa ngộ độc Methanol
- Không sản xuất rượu có nồng độ methanol cao để bán cho thị trường để trục lợi.
- Lựa chọn và sử dụng rượu có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ tem chứng nhận của cơ quan chức năng.
- Không sử dụng rượu có hàm lượng Methanol >0,1%
- Nói chung, không sử dụng các loại rượu có nồng độ từ 30 độ trở lên và không uống quá 25-30ml/người/ngày.