Trên thế giới có rất nhiều những công trình kiến trúc vĩ đại. Mang vẻ đẹp của sự đồ sộ và tráng lệ của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc của những nền văn minh thế kỉ trước. Cùng với đó cũng mang hơi thở và nhuốm màu thời đại. Nhiều ngôi đền trên thế giới cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại chính là những báu vật của nhân loại. Ẩn chứa trong mình những vẻ đẹp văn hóa của nhiều nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, dù có vững chắc đến đâu thì nhiều công trình cũng không thể chống lại được sự bào mòn của thời gian. Hay cũng không thể chống lại trước những cơn thịnh nộ của tự nhiên như sóng thần, động đất, các trận lũ quét. Rất nhiều công trình đã không còn dấu vết gì để lại sau các thiên tai này. Do đó, sự xuất hiện trở lại của một ngôi đền cổ ở Ấn Độ sau hơn 200 trăm năm bị nhấn chìm đã khiến nhiều người cảm thấy không thể tin.
Table of Contents
Ngôi đền nổi lên sau 200 năm của Ấn Độ
Ngôi đền có niên đại 500 năm ở bang Odisha là đền thờ hiện thân của thần Vishnu. Ngôi đền này từng nằm trên bờ sông Mahanadi ở bang Odisha phía đông Ấn Độ. Đây cũng là nơi cung cấp địa chỉ thờ cúng cho 7 ngôi làng lân cận.
Tuy nhiên, vào năm 1800, sau trận lũ lịch sử, con sông bất ngờ đổi dòng. Buộc dân làng phải bỏ đền thờ và nhà cửa mà đi. Sau đó mọi công trình biến mất dần dưới dòng nước xiết. Sau bao nhiêu thế hệ sinh sống và lớn lên, chẳng còn ai nhớ chính xác vị trí của ngôi đền nằm ở nơi nào. Bất chấp những nỗ lực tìm kiếm của Quỹ Bảo tồn Di sản Văn hóa và Nghệ thuật Ấn Độ (INTACH).
Sau hàng trăm năm tưởng như chìm vào quên lãng thì bất ngờ mới đây, ngôi đền lại xuất hiện. Khi mực nước sông Mahanadi hạ thấp tới mức làm lộ cả một phần chóp khá lớn của công trình từ thời đồ Sắt này.
Anil Dhir, người chỉ đạo dự án tìm kiếm cho biết nhóm của ông đã tìm thành công rất nhiều đền cổ ở thung lũng sông Mahanadi. Nhưng mọi nỗ lực xác định ngôi đền cao 18m này; trước đó đều rơi vào vô vọng vì mất phương hướng.
Đền thờ năm xưa bị nhấn chìm do một trận lũ
Năm xưa, ngôi đền cổ nằm giữa 7 ngôi làng có tên chung là Sata Patana. Trong thời gian từ năm 1830 đến 1850, sau trận lũ dữ dội ấy, con sông bắt đầu đổi dòng và nuốt chửng làng mạc. Những ngôi làng bị bỏ hoang hoặc chuyển đi nơi khác. Nhưng ngôi đền vẫn nguyên vẹn. Bức tượng hiện thân của thần Vishnu đã được người dân địa phương chuyển đi thờ ở nơi khác.
Dân làng xây đền thờ mới và đặt bức tượng ở đó vào năm 1855. Ngôi đền cũ cứ thế chìm dưới sông và nằm giữa dòng nước trong những năm sau đó. Cũng theo Dhir, ngôi đền này từng nhô lên khoảng 1,5m mỗi năm trong các tháng mùa hè. Tuy nhiên, sau khi xây đập nước, mực nước sông dâng cao. Và ngôi đền không lộ ra lần nào trong suốt 20 năm qua.
Đền thờ này thời xa xưa được xây bởi một vị vua ở địa phương vào thế kỷ 16 – 17. Theo phong cách kiến trúc Kalinga. Ông Dhir nhấn mạnh chính quyền địa phương hiện không có kế hoạch khai quật ngôi đền. Do khúc sông này rất nguy hiểm và nước chảy xiết.
Sự xuất hiện trở lại của ngôi đền cổ ngủ quên hơn 200 năm này đã khiến giới khảo cổ và người dân địa phương cảm thấy rất bất ngờ xen lẫn vui mừng. Vì đây là công trình kiến trúc mang dấu ấn thời đại; và có ý nghĩa văn hóa quan trọng với người dân.
Đọc thêm các câu chuyện lạ – bí ẩn hấp dẫn tại đây.