Thừa cân và béo phì ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Nguyên nhân gây ra bởi sự gia tăng kích thước và số lượng tế bào mỡ trong cơ thể. Tác nhân của việc này do người bị bệnh đã phạm phải những điều sau. Chế độ ăn uống không tốt cho sức khỏe chủ yếu là ít rau xanh, nhiều tinh bột và chủ yếu là chiên xào. Ít các hoạt động thể chất, gây nên dư thừa calo và tích tụ mỡ. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân bạn không lường tới được đó là chất lượng giấc ngủ. Ngủ nhiều hoặc ngủ quá ít cũng có thể tác động đến hormone ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.
Cùng chúng tôi trong chuyên mục Bệnh & Thông tin bệnh tìm hiểu thêm về thừa cân và béo phì. Chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này. Đồng thời cũng đưa ra cách tính chỉ số BMI chính xác để bạn có thể chủ động xác định tình trạng của bản thân cũng như người khác để có thể cải thiện sức khỏe của mình kịp thời.
Table of Contents
Thế nào là thừa cân và béo phì?
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá ngưỡng phù hợp với chiều cao hiện tại. Béo phì là hiện tượng tích tụ mỡ quá nhiều và không bình thường một cách cục bộ trên toàn cơ thể, béo phì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Khi đánh giá béo phì, không chỉ quan tâm đến cân nặng mà chúng ta cần quan tâm đến tỷ lệ mỡ có trong cơ thể.
Cách xác định thừa cân béo phì bằng BMI
Thừa cân và béo phì hay được gọi liền với nhau dẫn đến nhiều người hiểu nhầm đây là một. Tuy nhiên thừa cân và béo phì có sự khác nhau và được phân chia rõ ràng trên bảng giá trị BMI.
Chỉ số BMI tính thế nào?
Để đánh giá thừa cân hay béo phì thường người ta dựa vào bảng giá trị BMI theo từng khu vực. Giá trị BMI hay Body mass index là chỉ số khối của cơ thể, là công cụ được sử dụng để đo lượng mỡ có trong cơ thể. Chỉ số BMI áp dụng được cho cả nam và nữ giới, được xác định bởi công thức sau đây:
BMI = W / (H^2)
Trong đó: W là cân nặng của người cần đo (kg)
H là chiều cao (m)
Cách đọc ý nghĩa chỉ số BMI
Hội nghiên cứu Béo phì quốc tế đã kết hợp với Viện nghiên cứu Đái tháo đường quốc tế, cơ quan khu vực Thái Bình Dương của WHO đã đưa ra khuyến nghị về chỉ số BMI đối với những người thừa cân và béo phì ở Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) như sau:
- Thừa cân: Giá trị BMI ≥ 23
- Tiền béo phì: 23 < BMI < 24,9
- Béo phì mức I: 25 < BMI < 29,9
- Béo phì mức II: BMI ≥ 30,0
Việc phân phối lượng mỡ dư thừa có ý nghĩa rất lớn đối với nguy cơ bệnh tật. Mỡ tích tụ ở vùng bụng thường nguy hiểm hơn so với tích tụ ở những khu vực ngoại vi. do vậy ngoài việc theo dõi giá trị BMI chúng ta cần phải xem xét thêm các yếu tố như tỷ số vòng bụng/vòng mông. Chỉ số BMI 0,9 đối với nam và 0,8 đối với nữ nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất nhiều đối với những người trưởng thành.
Mức giá trị nguy hiểm đối với từng giới như sau: 0,9 đối với nam và 0,8 đối với nữ. Nếu thuộc những khoảng giá trị này thì nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,… tăng lên rất nhiều đối với những người trưởng thành.
Cách xác định thừa cân béo phì ở trẻ em
Đối với trẻ em, WHO khuyến cáo nên đánh giá thừa cân béo phì dựa trên tỷ số cân nặng/chiều cao. Hoặc có thể tra bảng BMI, nhưng giá trị của bảng phải được tính toán chính xác cho từng độ tuổi khác nhau.
Một số dấu hiệu của trẻ thừa cân béo phì mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường:
- Tăng cân không kiểm soát, mức độ tăng quá nhanh hàng tháng trong sơ đồ tăng trưởng.
- Khuôn mặt tròn, má phính xệ, cổ có ngấn lớn.
- Mỡ bụng dày, mỡ vùng bẹn, ngực, đùi, nách dày.
- Có những biểu hiện không tuyệt đối như đổ nhiều mồ hôi khi chạy nhảy bình thường.
Hậu quả của thừa cân béo phì
Béo phì, thừa cân có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng chuyển hóa, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim, tiểu đường, cholesterol trong máu cao, ung thư và rối loạn giấc ngủ
Một số bệnh lý có thể gặp phải ở người lớn
- Các bệnh lý do béo phì gây nên đối với sức khỏe:
- Các bệnh lý tim mạch: Tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não,…
- Đái tháo đường.
- Sỏi mật: Người béo phì có nguy cơ bị sỏi mật gấp 4 lần so với những người bình thường. Tính trạng béo bụng tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc bệnh, béo bụng càng cao thì khả năng bị sỏi mật càng lớn.
- Ung thư: Tăng khả năng mắc các bệnh lý ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Đối với nam giới thường gặp ung thư thận và ung thư tuyến tiền liệt.
- Các bệnh lý về xương khớp, Gout.
- Phụ nữ bị béo phì sinh nở rất khó khăn, nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường trong thời gian mang thai rất cao.
Ngoài ra còn có thể mắc một số bệnh lý khác như viêm khớp, đau cột sống, tăng tình trạng thoái hóa khớp,…Khi thực hiện phẫu thuật, những người béo phì rất dễ để lại di chứng và khó lành vết mổ. Do thân hình béo phì nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn gây cản trở khá nhiều, do đó người béo phì thường dễ bị tai nạn lao động. Tuổi thọ của những người béo phì thường ngắn hơn những người bình thường.
Tác hại của béo phì ở trẻ em
Nếu không kiểm soát được cân nặng, trẻ sau khi lớn sẽ trở thành người béo phì và có nguy cơ bị tất cả những căn bệnh nguy hiểm đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, trẻ bị thừa cân béo phì ngay từ nhỏ đã có những bất lợi về mặt sức khoẻ:
- Bị bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo trêu đùa dẫn đến tâm lý tự ti. Về lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ, nặng hơn có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, nhiều trẻ con có nguy cơ trầm cảm. Việc này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng học tập, tâm sinh lý của trẻ trước và sau dậy thì.
- Khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng về hình dạng của cơ thể, bị ám ảnh sự thừa cân, ghét bỏ cơ thể,…
Cách điều trị bệnh thừa cân béo phì
Cách điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh như thế nào. Nếu số lượng cân nặng không quá lớn bạn có thể tự giảm bằng cách thay đổi lối sống. Bắt đầu các chế độ ăn lành mạnh, kết hợp thêm vận động để thâm hụt calo. Còn trường hợp khác nghiêm trọng có thể phải nhờ đến sự can thiệp của phẫu thuật. Như thu nhỏ dạ dày. Nhưng có một điều quan trọng là không nên sử dụng các thuốc giảm cân. Đặc biệt là những thuốc không rõ nguồn gốc tránh rước họa vào thân.
Để điều trị thừa cân béo phì hiệu quả. Bạn cần tìm đến những chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm. Họ sẽ cung cấp cho bạn những lộ trình đúng đắn nhất. Để có thể điều trị béo phì hiệu quả. Đối với trẻ em, cần lưu ý về thực đơn. Sao cho vẫn đảm bảo những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Đặc biệt, trong chữa trị béo phì yếu tố tâm lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Cần phải kiên trì, không chán nản, không bi quan mới có thể giảm cân theo ý muốn.