Vườn Quốc gia Vũ Quang tại tỉnh Hà Tĩnh đã cho biết rằng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loài chuồn chuồn mới. Nó đã được đặt tên là Chlorogomphus danhky, nó được tìm thấy tại khu vực khe Rò thuộc tiểu khu 180b. Tại đây là có độ cao hơn tầm 1.500m so với mực nước biển. Ngoài ra đặc trưng khí hậu ở đây ẩm ướt và lạnh quanh năm. Loài chuồn chuồn mới tìm ra này có giá trị rất lớn về mặt sinh học vì sẽ có ích trong nghiên cứu các loài côn trùng. Ngoài ra nó cũng làm phong phú hơn sự đa dạng trong sinh thái tự nhiên của vườn quốc gia Vũ Quang. Tham khảo kỹ hơn thông tin này qua bài viết trên chuyên mục Sinh vật học nhé.
Table of Contents
Loài chuồn chuồn mới được tìm thấy tại Vũ Quang (Hà Tĩnh)
Loài chuồn chuồn mới được phát hiện tại Khe Rò – tiểu khu 180b (Vườn Quốc gia Vũ Quang – Hà Tĩnh) được các nhà khoa học đặt tên Chlorogomphus danhky – (Danh Kỳ), tên của Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang. Theo Tiến sỹ Phan Quốc Toản – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu côn trùng và ký sinh trùng Trường Đại học Duy Tân (Hà Nội) cho biết, loài chuồn chuồn mới Chlorogomphus danhky là sản phẩm kết hợp giữa các nhà nghiên cứu của Trường Đại học Duy Tân, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Kanagawa Nhật Bản và các cán bộ Phòng Khoa học kỹ thuật và Hợp tác Quốc tế của Vườn Quốc gia Vũ Quang.
Loài này được phát hiện tại Khe Rò – tiểu khu 180b (Vườn Quốc gia Vũ Quang), một nơi có độ cao trên 1500m so với mực nước biển và đặc trưng bởi khí hậu ẩm ướt, lạnh quanh năm. Con đực của loài Coeliccia natgeo khác biệt hoàn toàn so với tất cả các loài trong nhóm ở đặc điểm chỉ có ngực trước có phấn trắng và không có sọc (hay đốm) màu vàng ở ngực giữa, kết hợp với đặc điểm tấm sau (posterior pronotal lobe) của ngực trước con cái tiêu giảm thành một mấu lồi rất nhỏ (trong khi cấu trúc này ở con cái của các loài khác trong nhóm lại phát triển rất mạnh).
Loài chuồn chuồn mới này có những đặc điểm gần gũi với loài Chlogomphus piaoacensis. Một loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Pia Oac, Cao Bằng nhưng khác nhau về những đặc điểm cấu tạo sinh sản.
Tập tính sống của chuồn chuồn Chlorogomphus danhky
Theo quan sát, loài chuồn chuồn kim Coeliccia natgeo. Có tập tính sinh thái học rất khác so với các loài chuồn chuồn kim. Trong giống Coeliccia là chúng thường sinh sống ở những đoạn khô. Cách xa bờ các khe suối nhỏ, rậm rạp và khá hiếm gặp. Chỉ rải rác xuất hiện 1-2 cá thể ở mỗi điểm nghiên cứu.
Sở dĩ loài mới phát hiện này được Tiến sỹ Phan Quốc Toản. Và các cộng sự chọn đặt theo tên của Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang. Bởi những ghi nhận của các nhà khoa học đối với đóng góp của ông Nguyễn Danh Kỳ. Cho sự ổn định và phát triển của vườn trong suốt thời gian qua. Ngoài ra, đó còn là lời cảm ơn của các nhà nghiên cứu khoa học. Đối với sự giúp đỡ tận tình, đầy trách nhiệm của giám đốc. Cũng như ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Vũ Quang. Trong suốt quá trình điều tra, nghiên cứu của đoàn.
Đặc biệt, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Thời gian vừa qua ông Nguyễn Danh Kỳ là chủ nhiệm của một số đề tài khoa học. Được đánh giá cao, như: “Đánh giá thực trạng các loài động vật thuộc bộ linh trưởng (Primates). Có nguy cơ tuyệt chủng tại Vườn Quốc gia Vũ Quang. Và xây dựng phương án bảo tồn” được thực hiện năm 2019. Hiện đang triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng các loài thực vật. Có giá trị làm thuốc chữa bệnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang và các xã vùng đệm”.