Mới đây, cha đẻ của người máy Sophia đã cho ra mắt cô em gái có tên gọi là Grace. Người máy này được tạo ra với vai trò như một cô y tá giữa lúc thế giới đang quay cuồng trong dịch bệnh. Cô người máy thông minh này có thể biểu hiện đến 48 cảm xúc thông qua gương mặt. Và hứa hẹn đây sẽ là giải pháp giảm tải gánh nặng lên ngành y khi nhân lực của họ đang thiếu rất trầm trọng. Phía sản xuất cho biết giá để sản xuất một robot thông minh hiện ngang với chi phí sản xuất một mẫu xe hạng sang. Tuy nhiên chi phí này sẽ nhanh chóng giảm trong tương lai. Hôm nay xbidlive.com xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Robot Grace – Em của Sophia sinh ra để chăm sóc sức khỏe’.
Table of Contents
Robot y tá mới, là em gái của người máy Sophia
“Cha đẻ” của công dân robot đầu tiên trên thế giới Sophia. Vừa cho ra mắt một mẫu người máy mới có tên là Grace. Hướng tới phục vụ thị trường chăm sóc sức khỏe. Theo hãng tin Reuters, người máy Grace có khuôn mặt đậm nét Á Đông. Mặc bộ đồng phục y tá màu xanh. Người máy này được trang bị camera hồng ngoại gắn trên ngực. Có thể đo nhiệt độ và mức độ phản ứng của người tương tác. Người máy sử dụng trí thông minh nhân tạo. Để chẩn đoán bệnh và có thể nói tiếng Anh, tiếng Trung.
“Tôi có thể đến thăm người bệnh và làm họ vui vẻ hơn. Tôi cũng có thể áp dụng liệu pháp trò chuyện. Lưu trữ hồ sơ bệnh nhân và giúp những nhân viên y tế khác”. Grace trả lời phóng viên khi đứng cạnh chị gái Sophia. Tại xưởng chế tạo của công ty Hanson Robotics trụ sở ở Hong Kong (Trung Quốc). Việc thiết kế ngoại hình của Grace giống nhân viên y tế. Và khả năng tương tác xã hội nhằm hướng tới mục đích giảm tải gánh nặng. Cho đội ngũ tuyến đầu ở các bệnh viện đang bị quá tải trong đại dịch.
Grace có thể biểu hiện cảm xúc với 48 nét mặt
Nhà sáng chế David Hanson cho biết Grace có thể biểu hiện cảm xúc với 48 nét mặt. Ông nói: “Một mô hình giống người thật sẽ giúp xây dựng niềm tin. và tạo sự gắn bó tự nhiên khi tương tác trực tiếp”. Awakening Health – doanh nghiệp liên doanh giữa công ty Hanson Robotics và Singularity Studio. Dự kiến sản xuất hàng loạt phiên bản beta thử nghiệm của Grace vào tháng 8 tới. Công ty cũng có kế hoạch triển khai thế hệ người máy này vào năm sau. Tại các thị trường bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hanson cho biết chi phí để chế tạo robot hiện ngang bằng với một chiếc xe ô tô hạng sang. Sẽ giảm sau khi công ty sản xuất được hàng chục hay hàng trăm nghìn người máy. Grace ra mắt trong bối cảnh tác động toàn cầu của virus SARS-CoV-2. Đã khiến nhu cầu về người máy trở nên cấp thiết.
Bị mắc kẹt trong nhà do các lệnh phong tỏa và hạn chế thời Covid-19. Tâm lý nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi những ý nghĩ tiêu cực. “Nếu như họ được giúp đỡ thông qua những con robot kiểu này. Chắc chắn điều đó sẽ tác động tích cực đối với xã hội”. Kim Min-sun, giáo sư giao tiếp tại Đại học Hawaii (Mỹ), nhận xét.
Robot Sophia là gì?
Sophia là một Robot mang hình dạng giống con người được thiết kế và phát triển bởi công ty công nghệ Mỹ Hanson Robotics có trụ sở đặt tại Hồng Kông. Sophia được kích hoạt lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2015, xuất hiện lần đầu tại Liên hoan South By Southwest – sự kiện thường niên tổ chức tại thành phố Austin thuộc tiểu bang Texas (quê nhà của Hanson Robotics) vào trung tuần tháng 3 hằng năm với các sự kiện lớn về công nghệ cao, âm nhạc hoặc điện ảnh.
Sophia được thiết kế để suy nghĩ và cử động sao cho giống với con người nhất đồng thời được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo. Mục đích chế tạo Sophia; theo nhà sản xuất; là nhằm phát minh ra một robot có ý thức, có sự sáng tạo và có khả năng hoạt động như bất kỳ con người nào để giúp đỡ chính con người trong các vấn đề cuộc sống thường ngày như: phục vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị y tế, giáo dục cùng nhiều các dịch vụ khác.