Trong lần khai quật mới tại khu di tích Sanxingdui, các nhà khảo cổ học của Trung Quốc tìm thấy được hai chiếc bình Zun nổi tiếng ở thời Thục Hán. Zun là một loại bình chứa rượu nghi lễ nổi tiếng, mẫu vật này khá độc đáo với cấu trúc miệng tròn cùng thân hình vuông. Vỏ sò được tìm thấy ở bên trong cả hai chiếc bình làm các nhà khảo cổ học băn khoăn về công dụng thực sự của chúng.
Di tích Sanxingdui nằm ở thành phố Quảng Hán, cách thủ phủ Thành Đô của Tứ Xuyên khoảng tầm 38 km. Nó được phát hiện ra vào năm 1986 và được cho rằng là tàn tích của Vương triều Thục Hán.
Table of Contents
Nền văn hoá Sanxingdui (Tam Tinh Đôi)
Vào năm 1929, tại Trung Quốc, một người nông dân đã phát hiện nhiều cổ vật ở vườn nhà mình. Đó chính là những cổ vật đầu tiên của nền văn hóa Tam Tinh Đôi.
Các cuộc nghiên cứu được triển khai sau đó vào năm 1986 đã tìm ra vô số điêu khắc từ ngọc thạch và đồng cao đến 2,4 mét. Đánh dấu sự tồn tại của nền văn minh thịnh vượng nhất thời kì đồ đồng.
Vậy câu hỏi được đặt ra liệu những người Tam Tinh Đôi này là ai? Một số nhà khảo cổ cho rằng họ có thể là những ông tổ của kĩ thuật mạ vàng (theo viện bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Trung Quốc).
Thế nhưng, nền văn minh Tam Tinh Đôi không duy trì được lâu. Từ 2800 đến 3000 năm về trước, nơi đây đã trở thành vùng đất bị bỏ hoang. Chỉ cho đến khi những di vật được tìm thấy ở thành phố cổ Kim Sa gần đấy. Người ta mới biết vùng đất mới mà người Tam Tinh Đôi đang định cư.
Chiếc bình Zun bằng đồng quý hiếm mới được khai quật
Các chuyên gia từ Đại học Khoa học và Công nghệ Bắc Kinh (BUST) đang làm sạch và kiểm tra một chiếc bình Zun bằng đồng quý hiếm mới được khai quật tại khu di tích Sanxingdui ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Với hy vọng tìm thấy thêm thông tin về nghề thủ công ở thời Thục Hán (221 – 263). Zun là một loại bình đựng rượu nghi lễ nổi tiếng. Nhưng mẫu vật này rất độc đáo với cấu trúc miệng tròn và thân hình vuông.
“Nó cao 45 cm và có hình trang trí thường thấy trên các đồ đồng cùng thời kỳ. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa miệng tròn và thân hình vuông là rất hiếm”. Giáo sư Chen Kunlong từ Viện Di sản Văn hóa và Lịch sử Khoa học – Công nghệ thuộc BUST. Trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Dựa trên những quan sát sơ bộ. Các nhà khảo cổ học kết luận rằng mẫu vật được bảo quản tốt. Với một số bộ phận tách rời được thu thập tại địa điểm khai quật. Các chuyên gia tin rằng nó có thể được phục chế hoàn toàn. Bên cạnh việc khôi phục cổ vật. Họ cũng sẽ nghiên cứu về phương pháp và kỹ thuật đúc.
“Chúng tôi tập trung vào kỹ thuật đúc vì nó phản ánh tay nghề của người thợ thủ công. Nhóm sẽ khám phá cách họ xử lý các chi tiết và xem liệu có sự khác biệt nào về kỹ thuật giữa các vùng miền hay không”, Chen nói thêm.
Các nhà khảo cổ học bối rối về công dụng thực sự của chúng
Ngoài mẫu vật được đề cập ở trên. Chen cùng các cộng sự còn tìm thấy một chiếc bình Zun miệng lớn khác tại Hố số 3 ở khu di tích Sanxingdui. Vỏ sò được tìm thấy bên trong cả hai chiếc bình. Khiến các nhà khảo cổ học bối rối về công dụng thực sự của chúng.
“Loại Zun miệng lớn này là bình đựng rượu cổ xưa ở miền trung Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng tôi chưa có bằng chứng cho thấy các mẫu vật ở Sanxingdui đã từng được sử dụng để đựng rượu. Ngược lại, có rất nhiều vỏ sò được tìm thấy trong đó. Thứ thường được coi như một loại tiền tệ trong thời nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN) và nhà Chu (1105 TCN – 1046 TCN).”
“Vì vậy, chúng ta có thể đặt ra một giả định rằng loại bình này có thể được những người có đặc quyền nhất ở Sanxingdui sử dụng để cất giữ tài sản của họ”. Xu Feihong, trưởng nhóm khai quật tại Hố số 3 ở Sanxingdui, cho biết.
Di tích Sanxingdui nằm tại thành phố Quảng Hán. cách thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên khoảng 38 km. Nó được phát hiện vào năm 1986 và được cho là tàn tích của Vương triều Thục Hán. Hiện tại, một đợt khai quật với sự tham gia của hơn 30 tổ chức đang được thực hiện trong sáu hố mới được tìm thấy ở Sanxingdui.
Khám phá thêm nhiều tin tức thú vị về khảo cổ học.