Bệnh hen suyễn là một bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Để giảm tình trạng bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng thì có một chế độ ăn uống hợp lý sẽ làm giảm các yếu tố khởi phát và triệu chứng của bệnh hen suyễn. Các thực phẩm tươi, bổ dưỡng có thể cải thiện sức khỏe nói chung cũng như các triệu chứng hen suyễn nói riêng. Mặc dù không có cái gọi là thực phẩm thần kỳ để chữa bệnh hen suyễn, nhưng cố gắng thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn có thể giúp giảm bớt hoặc kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Vì vậy, nên kết hợp chế độ ăn uống với sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh được cải thiện.
Table of Contents
Củ gừng
Từ xưa đến nay ông cha ta đã biết dùng gừng như một vị thuốc chống nôn. Gừng với hoạt chất chính yếu có giá trị trống nôn là gingerol (có lẽ vì hoạt chất này mà tên tiếng Anh của Gừng là Ginger). Vị đặc trưng của gừng cũng là do chất gingerol. Ngoài gingerol, trong gừng còn có guineapigileum có hoạt tính kháng hydroxytryptamine giúp chống nôn hiệu quả.
Ngày nay, một số nghiên cứu trong ngành thực vật ở Ấn Độ đã thấy gừng có đặc tính kháng viêm giúp ức chế đáp ứng miễn dịch thái quá trong hen suyễn. Hơn nữa, gừng cũng có hoạt tính làm long đàm. Một nghiên cứu được tiến hành trên 92 bệnh nhân bị hen suyễn ở Iran. Bệnh nhân được sử dụng 150 mg bột gừng 3 lần mỗi ngày trong 2 tháng. Sau 2 tháng sử dụng gừng đã có cải thiện đáng kể triệu chứng của hen suyễn là khò khè và nặng ngực. Khò khè giảm 19,5% và nặng ngực giảm 52%.
Mật ong
Mật ong giúp làm loãng chất đàm nhớt trong phế quản. Và tạo điều kiện dễ dàng để tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Như bạn đã biết, chất nhầy của đàm nhớt tích tụ trong phế quản ngăn cản oxy đi vào cũng như ngăn chặn sự đào thải CO2 ra ngoài. Điều này kích hoạt cơn suyễn cấp. Mật ong có thể được sử dụng bằng cách pha trong nước uống hàng ngày (một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày) hoặc một muỗng cà phê mật ong pha với nửa muỗng cà phê bột quế uống 1 lần mỗi ngày (sáng hoặc tối). Cách tốt hơn là dùng mật ong pha với nước cốt gừng tươi.
Quả táo
Táo là một trong những thực phẩm có khả năng bảo vệ, chống hen suyễn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ăn táo có thể bảo vệ đứa trẻ của mình tránh khỏi những nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ăn 2-5 quả táo mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn thấp hươn 32% so với những người ăn ít hơn.
Quả chuối
Đây là loại thực phẩm cực giàu Vitamin B6 (pyridoxine). Và là thành phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống giúp chống lại bệnh hen suyễn. Pyridoxine được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm và giúp làm giảm cường độ và tần suất của các cơn hen.
Quả bơ
Bơ là loại trái cây giàu chất béo và có thể làm giảm các triệu chứng của hen phế quản. Do có chứa Gluthinone cao – một hợp chất tăng cường, cải thiện và rất tốt cho sức khỏe. Bơ cũng là một nguồn cung cấp vitamin E tốt. Đặc biệt là đối với bệnh nhân hen suyễn bị dị ứng với hạt.
Hạt lanh giàu axit béo omega – 3
Hạt lanh và giàu hạt lanh là một trong những nguồn axit béo omega – 3 tốt; có thể chống hen suyễn do đặc tính chống viêm của chúng.
Cải bó xôi giàu magie
Một nghiên cứu chỉ ra rằng ăn cải bó xôi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về hen suyễn thấp hơn. Vì trong cải bó xôi có chưa nhiều magie. Thiếu magie là phổ biến ở những người mắc bệnh hen suyễn. Và phương pháp điều trị bằng đường tĩnh mạch khẩn cấp (IV) bằng magie đã được chứng minh là giúp ngăn chặn các cơn hen. Ngoài ra, trong cải bó xôi cũng chứa nhiều kali. Một sự thiếu hut trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Củ cà rốt
Cà rốt không chỉ tốt cho mắt – chúng có thể bảo vệ chống lại những tác nhân gây ra hen suyễn. Vì trong cà rốt có beta-carotene. Một hợp chất chống oxy hóa được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Giúp tăng cường miễn dịch chống lại các cơn hen.
Củ tỏi
Tỏi được công nhận về khả năng chữa bệnh từ thời cổ đại. Ăn tỏi hàng ngày cũng có những hữu ích cho bệnh nhân bị hen suyễn. Tỏi có tác dụng đối với bệnh hen suyễn là do khả năng tỏi có thể ức chế hoạt động của một số enzyme. Giúp tạo ra các chất chống gây viêm.
Ngoài 9 thực phẩm do xbidlive.com cung cấp ở trên, người bệnh nên có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí để tránh được sự tái phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn.