Bệnh viêm đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở nhiều giới tính và độ tuổi. Chúng xảy ra ở một hoặc nhiều cơ quan của hệ bài tiết; tiết niệu do vi khuẩn có hại và ký sinh trùng xâm nhập vào. Tấn công gây tổn thương các bộ phận và dẫn đến bị nhiễm trùng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì vào giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ dẫn đến tái phát nhiều lần gây ra nhiều biến chứng về sau.
Trường hợp nặng hơn, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này, bệnh thường khó điều trị hơn và có những hậu quả khó lường. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa đến cho các bạn thông tin về loại bệnh này và cách phòng tránh.
Table of Contents
Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Viêm đường tiết niệu (hay nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu, do vi khuẩn gây ra. Tình trạng viêm nhiễm này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh vào giai đoạn đầu, nhưng có thể gây đau rát và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Cảng để lâu bệnh càng phát triển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường tiết niệu
Khi viêm đường tiết niệu chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng bệnh không biểu hiện rầm rộ như giai đoạn cấp tính; và thường có các triệu chứng như:
- Các triệu chứng tiểu buốt sẽ giảm đi nhiều so với ở giai đoạn cấp tính nhưng vẫn còn hiện tượng tiểu rắt, tiểu ra máu.
- Vùng hông chậu nhức mỏi kéo dài, đau lưng. Đau vùng bụng dưới và vùng xương mu, đau khi quan hệ tình dục.
- Cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, sốt, sức khỏe giảm.
- Khi bệnh diễn biến nặng, vi khuẩn sẽ lây lan lên thận gây viêm thận và suy thận mãn tính.
Viêm đường tiết niệu mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Căn bệnh này nếu xảy ra ở nữ giới không chỉ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Gây vô sinh – hiếm muộn: ở nữ giới, bệnh này khi không được điều trị triệt để và kịp thời. Sẽ làm tắc vòi trứng, viêm nhiễm buồng trứng làm cản trở quá trình thụ thai dẫn đến vô sinh ở phụ nữ. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, viêm đường tiết niệu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ối. Nhiễm trùng bào thai dẫn đến vỡ ối sớm và sinh non.
- Gây viêm thận, bể thận cấp tính hay suy thận mãn tính: Bệnh sẽ thành mãn tính nếu không chữa trị dứt điểm sẽ viêm nhiễm ngược dòng đến thận gây viêm thận. Phá hủy chủ mô thận, làm tắc nghẽn và suy giảm chức năng của thận. Lâu dài, người bệnh có thể bị suy thận vĩnh viễn hoặc phải cắt bỏ, cấy ghép thận.
- Gây tử vong: Khi bị mãn tính, bệnh sẽ dễ tái phát thường xuyên; tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào máu. Dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh
- Việc hỗ trợ điều trị bệnh phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, vị trí nhiễm khuẩn, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ hỗ trợ điều trị phù hợp với từng trường hợp.
- Thông thường, bệnh viêm đường tiết niệu được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại kháng sinh và liều lượng thuốc, thời gian sử dụng như thế nào phải có sự chỉ định của bác sĩ và phải kiên trì hỗ trợ điều trị.
- Bệnh nhân không được tùy tiện sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc giữa chừng. Bởi việc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, khiến tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình hỗ trợ điều trị về sau.
Xem thêm những bài viết cùng chuyên mục tại: Sức khỏe