Cao huyết áp không phải là bệnh hiếm gặp. Nếu như trước đây, khi nghe đến bệnh lý này thì mặc định nó sẽ là bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên vào những năm gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa khi mà ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh và có chuyển biến phức tạp. Theo nhiều thống kê cho thấy bệnh cao huyết áp ở người trẻ làm sớm hình thành vữa xơ động mạch. Chúng sớm tiến triển thành các bệnh lý tim mạch. Vì vậy vấn đề phát hiện sớm và điều trị kịp thời cao huyết áp ở người trẻ góp phần ngăn ngừa những biến chứng và hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.
Table of Contents
Xu hướng trẻ hóa của bệnh cao huyết áp
Theo Ths. Bs. Hoàng Minh Quang – Trưởng Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết: Tăng huyết áp ở người trẻ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay; với tỉ lệ người mắc khoảng 5%- 12%. Tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người lớn tuổi có đến 95% trường hợp không có nguyên nhân. Chỉ có khoảng 5% còn lại là tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên, ở người trẻ tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn. Các nguyên nhân nhân có thể gặp là bệnh thận mạn, hẹp động mạch thận, cường giáp; u tủy thượng thận, hội chứng cushing…
Tăng huyết áp ở người trẻ thường chỉ được phát hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ. Trong đó 70% bệnh nhân không có triệu chứng điển hình. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo người dân nên kiểm tra huyết áp thường xuyên. Nếu có bất thường về chỉ số huyết áp cần được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tư vấn. Và giải thích để được tìm nguyên nhân và sớm có phương pháp điều trị phù hợp.
Cao huyết áp là bệnh gì ?
Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động; lên thành động mạch tăng cao. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim (tăng gánh nặng cho tim). Và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Một số loại cao huyết áp chủ yếu, bao gồm:
- Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp;
- Tăng huyết áp thứ phát (Tăng huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác): Liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết;
- Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi chỉ có tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường;
- Tăng huyết áp khi mang thai; bao gồm tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật: Cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai.
Khi mắc bệnh, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao. Gây nhiều sức ép hơn đến các mô; và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.
Triệu chứng tăng huyết áp
Đa phần các triệu chứng của bệnh đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp; đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu; hoặc triệu chứng rõ ràng nào. Mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua; như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ hoặc khám một bệnh khác. Đúng như tên gọi mà nhiều nhà khoa học đã đặt cho căn bệnh: Cao huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”. Những triệu chứng của bệnh đều không rõ ràng và hầu hết không xảy ra; cho đến khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn rất nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt.
Điều trị bệnh cao huyết áp
Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép; thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo các bệnh liên quan như đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính, bác sĩ sẽ đề nghị một liệu trình điều trị nghiêm ngặt hơn để giữ cho huyết áp ổn định ở mức dưới 130/80 mmHg. Lưu ý, các mức huyết áp mục tiêu có thể khác nhau theo từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.