Nếu bạn thắc mắc nơi nào là địa điểm bí ẩn nhất Trái đất thì câu trả lời chỉ có thể là Nam Cực. Vùng đất băng giá này là nơi không bị con người tác động gì đến trong hàng triệu năm. Đó cũng chính là lý do mà nơi đây ẩn giấu những hiện tượng kỳ lạ mà con người khó có thể giải thích được. Một trong số những hiện tượng kì lạ ở đây là “Thác máu” (Blood Falls) – dòng thác có màu đỏ rực nằm ở thung lũng McMurdo Dry, địa điểm lạnh nhất và gần như không có sự sống. Tuy nhiên đến nay, bí ẩn về dòng thác này đã có lời giải đáp, cùng xbidlive.com tìm hiểu qua bài viết sau.
Table of Contents
Bí ẩn về Thác Máu
Thực tế, dòng thác đỏ thẫm kỳ lạ này không được tạo ra từ máu. Một nghiên cứu khoa học cuối cũng khám phá ra bí ẩn của màu sắc độc đáo này. Ngọn thác đặc biệt nằm ở Nam Cực này được đặt tên là Thác Máu vì có màu đỏ ấn tượng. Tuy nhiên đó không phải là dòng máu chảy ra từ một vết thương bí mật.
Năm 1911, nhà thám hiểm người Úc Griffith Taylor phát hiện ra thác nước kỳ lạ này. Ban đầu, người ta nghĩ rằng dòng thác có màu đỏ là do tảo đỏ ở bên dưới. Nhưng một nghiên cứu trên Journal of Glaciology đã phát hiện ra nguồn gốc thực sự không phải vậy.
Một nhóm các nhà khoa học trong đó có nhà thám hiểm Erin C Pettit đã sử dụng radar; để quét các lớp băng đổ ra sông. Nằm trong Thung lũng khô McMurdo của Nam Cực, thác đổ ra từ sông băng Taylor. Và chất lỏng tiết ra từ các khe nứt trên bề mặt sông băng. Dòng chảy này gây khó hiểu vì nó có nhiệt độ trung bình -17 độ C. Và có rất ít băng tan trên bề mặt.
Thung lũng McMurdo ở Nam Cực vốn là một trong những nơi bị cô lập và khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Theo các chuyên gia, không gì có thể tồn tại tại nơi có nhiệt độ âm. Và luôn duy trì ở trạng thái thời tiết cực kỳ băng giá này.
Và cho đến nay, sông băng Taylor cũng là sông băng lạnh nhất (sông băng vĩnh cửu) từng được con người biết đến. Nhưng nó lại có nước chảy liên tục thay vì bị đóng băng khiến khoa học khó lý giải.
Lý giải nguyên nhân nước có màu đỏ như máu
Hình ảnh bên dưới sông băng đã giải đáp bí ẩn, hé lộ một mạng lưới vô cùng phức tạp bên dưới sông băng và hồ băng. Tất cả chúng đều chứa đầy nước muối có hàm lượng sắt cao khiến thác có màu đỏ. Theo nghiên cứu, chính thành phần chứa muối khiến ngọn thác chảy thành dòng chứ không đóng băng.
Hồ bên dưới sông băng mặn bất thường. Vì nước mặn có điểm đóng băng thấp hơn nước tinh khiến và tỏa nhiệt khi đóng băng nên nó đã làm tan chảy băng. Tạo điều kiện cho các dòng sông chảy qua. Điều này nghĩa là sông băng có thể hỗ trợ cho nước chảy. Và đây cũng là sông băng lạnh nhất trên Trái đất có nước chảy liên tục. Nhưng do nước này có chứa sắt nên trông nó chẳng khác gì một dòng máu.
Đồng thời bên trong “nước máu” là cả một hệ sinh thái gồm các loại vi khuẩn sinh sống nhờ nguồn năng lượng cơ bản là chất sắt và lưu huỳnh, chính vì nguồn năng lượng trên mà các vi khuẩn có thể tồn tại hàng triệu năm nay.
Nghiên cứu cũng đo lượng nước muối giàu sắt trong nước sông và nhận thấy hàm lượng muối tăng lên ở gần thác. Nhiệt độ nước và hàm lượng muối cũng liên quan đến nhau. Các vết nứt có kích thước khác nhau trên sông băng khiến nước muối ngấm vào sông băng. Sau đó, nước muối bắt đầu đóng băng và nhiệt tiềm ẩn sẽ làm ấm lớp băng xung quanh nó. Làm tăng nồng độ nước muối tại trung tâm các vết nứt.