Vào mùa hè, thời điểm không khí oi bức, nắng nóng kéo dài và nhiệt độ môi trường tăng cao là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh về đường ạ dày. Mùa hè là điều kiện thuận lợi để các loại vi trùng, vi khuẩn phát triển làm gia tăng nguy mắc cơ ngộ độc thực phẩm ( ví dụ như ôi, thiu, mốc, hỏng…). Ngộ độc thực phẩm không phải là một bệnh hiếm gặp hiện nay.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rất nhanh trong thời gian ngắn (cấp tính) và nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đay của xbidlive.com sẽ cung cấp những thông tin về ngộ độc thực phẩm giúp chúng ta phòng tránh một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Table of Contents
Những nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm
- Do bản thân thực phẩm chứa chất độc như: nấm độc, cá nóc, gan cóc, vỏ sắn, khoai tây mọc mầm…;
- Do thức ăn bị ô nhiễm bởi hoá chất như: thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the, kim loại nặng (chì, kẽm…);
- Do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc (lạc mốc, ngô bị nấm…);
- Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi cho ngộ độc thực phẩm gồm thói quen ăn đồ tái, sống, việc sơ chế, chế biến, bảo quản và vận chuyển thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả
Lựa chọn thực phẩm an toàn
Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng nếu thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn có thể là nguồn gây bệnh. Việc sử dụng thực phẩm tươi ngon không chỉ có giá trị về mặt dinh dưỡng.
Điều này còn giúp cơ thể chúng ta giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do thực phẩm.Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc cơ sở có hệ thống bảo quản đông lạnh đạt tiêu chuẩn.
Bảo quản thực phẩm đúng quy định
- Thực phẩm khi mua về nên chế biến và sử dụng ngay.
- Nếu dùng dự trữ cần bảo quản đúng cách, hợp vệ sinh.
Ví dụ: thịt các loại nếu để trong tủ lạnh cần sơ chế (để trong hộp, túi bọc kín) cách ly hoàn toàn với các thực phẩm khác. Ở nhiệt độ 0 – 50C thì bảo quản được tối đa 3 -5 ngày; Với thuỷ hải sản, bảo quản ở nhiệt độ 3 – 50C được tối đa 2 ngày; Các loại rau xanh nên bảo quản ở nhiệt độ 8 – 12 0C giữ trong vòng 2 ngày.
Nguyên tắc phải nhớ khi bảo quản thực phẩm
- Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Chế biến thực phẩm chín
- Luôn luôn nhớ vệ sinh tay thường xuyên trước và sau khi chế biến.
- Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm được chín từ trong ra ngoài.
- Hâm kỹ lại thực phẩm đã được chế biến và chỉ nên ăn 1 lần.
- Không dùng thịt, cá sống hoặc tái.
- Không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần hoặc đã cháy khét.
- Không dùng bát, đũa… đã đựng thực phẩm sống để đựng thức ăn đã nấu chín.
- Dùng riêng thớt thái thức ăn sống và thức ăn chín.
- Ăn ngay sau khi vừa nấu xong.
- Thức ăn thừa nên cất ngay vào tủ lạnh trong vòng 2h sau nấu chín.
- Không lưu thực phẩm thừa quá lâu vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Tránh các thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên.
Đảm bảo nhà bếp, dụng cụ chế biến sạch sẽ và không có động vật gây hại
- Vị trí nhà bếp không chỉ phù hợp với kết cấu tổng thể ngôi nhà mà còn phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phải cách xa nhà vệ sinh.
- Tất cả phân khu trong khu vực bếp đều đảm bảo có đủ ánh sáng, thoáng đãng, không bị ẩm mốc và có máy hút mùi/ quạt thông gió.
- Bếp ăn phải được tổ chức và thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều đồng thời được thiết kế và xây dựng bằng vật liệu không thấm nước, dễ lau chùi cọ rửa.
- Hệ thống bàn ăn, phòng ăn, bàn chế biến thực phẩm… phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Nguồn nước sạch, đã qua xử lý các hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn. Đường ống thoát nước thông thoáng, không bị ứ đọng nước thải và rác.
- Đầy đủ dụng cụ vệ sinh bếp: bao tay, cây gắp, túi đựng rác…Và găng tay, khăn lau cần được phân loại theo mục đích sử dụng và phải đảm bảo vệ sinh.
- Hạn chế việc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thức ăn đường phố vì nguy cơ tiềm ẩn mất vệ sinh an toàn thực phẩm.