Quả cà tím được trồng nhiều ở Việt Nam, chiếm 0,4% thị trường rau quả và có giá trị xuất khẩu là $ 6,447,000. Ngoài giá trị kinh tế, cà tím còn cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tác dụng của cà tím rất đa dạng nhưng nổi bật là khả năng ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư.
Cà tím là thực phẩm được nhiều người sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, cà tím còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Table of Contents
Nguồn gốc cây quả cà tím
Cà tím có tên khoa học là Solaum melongena L, thuộc họ cà (Solanaceae). Cùng họ với cà chua, khoai tây và hồ tiêu. Cây cà tím được trồng khắp Đông Bắc Ấn Độ và vùng Tây Nam Trung Quốc từ hơn 1.500 năm trước. Đây cũng là loài cây bản địa được trồng nhiều ở Myanmar, Bắc Thái Lan và Việt Nam.
Khi thương mại phát triển và việc giao thương giữa các nước dễ dàng hơn. Cà tím được người Ả Rập, Ba Tư, Tây Ban Nha đem chào bán ở thị trường châu Âu, châu Phi và Mỹ vào đầu những năm 1800.
Cà tím là một trong những loại nông sản có sản lượng lớn nhất thế giới. Ở Ấn Độ, chúng được xem là “Vua của các loại rau”. Còn theo phong tục một số nơi ở Trung Quốc, các cô dâu khi về nhà chồng phải biết nấu ít nhất 12 món ăn từ cà tím. Điều này được xem như một loại “của hồi môn” của cô dâu mới cưới.
>>> Tham khảo chuyên mục dinh dưỡng tại đây.
Những tác dụng tuyệt vời của quả cà tím
Chứa nhiều chất xơ và chất chống ôxy hóa
Quả cà tím có chứa nhiều chất xơ, đồng, mangan, B-6, thiamine cùng các vitamin và khoáng chất khác.
Ngoài ra, cà tím là một nguồn cung cấp các hợp chất phenolic hoạt động như chất chống ôxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào nếu chúng tích tụ với số lượng lớn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B-6 và chất chống ôxy hóa trong cà tím đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Một bài đánh giá được xuất bản vào năm 2019 cho thấy, ăn thực phẩm có chứa một số flavonoid, bao gồm cả anthocyanins, giúp giảm các dấu hiệu viêm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Giảm Cholesterol “xấu” trong máu
Chứa chất xơ có lợi cho mức cholesterol.
Kết quả của một nghiên cứu năm 2014 trên loài gặm nhấm chỉ ra rằng, axit chlorogenic, một chất chống ôxy hóa chính trong cà tím, có thể làm giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp, hoặc cholesterol “xấu” và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Giúp giảm nguy cơ ung thư
Polyphenol trong cà tím có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Về lâu dài, điều này có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của khối u và sự lây lan của các tế bào ung thư.
Anthocyanins có thể giúp đạt được bằng cách ngăn chặn các mạch máu mới hình thành trong khối u; giảm viêm và ngăn chặn các enzym giúp tế bào ung thư di căn.
Bảo vệ màng tế bào não
Kết quả nghiên cứu trên động vật cho thấy; nasunin – một anthocyanin trong vỏ cà tím – có thể giúp bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra.
Nasunin cũng giúp vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và di chuyển chất thải ra ngoài.
Anthocyanins cũng giúp ngăn ngừa chứng viêm thần kinh và tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất trí nhớ và các khía cạnh khác của suy giảm tinh thần do tuổi tác.
Giúp kiểm soát cân nặng
Chất xơ trong cà tím có thể giúp kiểm soát cân nặng của cơ thể. Một người theo chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ ít ăn những món khác hơn. Vì chất xơ có thể giúp một người cảm thấy no lâu hơn. Cà tím chứa chất xơ và ít calo – chúng có thể góp phần vào một chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo.
Tốt cho mắt
Cà tím cũng chứa chất chống ôxy hóa lutein và zeaxanthin.
Lutein đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của mắt và nó có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác; có thể dẫn đến mất thị lực ở người lớn tuổi.